Vì sao khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa là người cháu lại nhớ đến hình ảnh người bà và ngược lại?
- Mở bài:
Trong bài thơ, tác giả đã có đến bảy lần nhắc đến từ “bếp lửa”, một lần nhắc đến từ khói bếp và hai lần nhắc đến “ngọn lửa”. Mỗi khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ đến hình ảnh người bà hiền hậu vì bà luôn là người nhóm bếp lửa mỗi sáng sớm, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời bà, trong mọi cảnh ngộ, từ những ngày gian khó trong chiến tranh đến lúc được yên vui.
- Thân bài:
“Bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc và tình yêu thương của bà cho cháu và người thân. “Bếp lửa” là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. “Bếp lửa” ngày ngày bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương, sự chăm chút dành cho con cháu và mọi người.
Bếp lửa ấy cháy lên trong mọi hoàn cảnh, không bao giờ lụi tắt bởi đã có bà luôn nhen nhóm. Bếp lửa là sức sống bất diệt của con người trong chiến tranh, là niềm tin chiến thắng, là khát vọng cuộc sống yên bình, ấm no. Điều ấy khiến cho tác giả phải thốt lên: “Ôi, kì lạ và thiêng liêng: bếp lửa”.
Từ bếp lửa của bà, tình thương vô bờ của bà, nhà thơ lớn lên về hình hài và tâm cách. Từ đụn rơm và khói bếp nhà bà, tác giả đã trưởng thành và đi xa, để được thấy “khói trăm tàu, lửa trăm nhà” ở xứ người xa lạ. Vậy nên, nhớ bà là nhớ về bếp lửa, nghĩ về bếp lửa là nghĩ về tình bà nồng ấm, thiêng liêng cao đẹp. Đó là tình cảm tất yếu của những ngời con luôn nhớ về cội nguồn của mình.
Từ xa tổ quốc, mỗi khi nhớ về quê hương, hình ảnh bếp lửa và người bà lại nồng ấm trong trái tim người cháu. Đó là nguồn ấm, nguồn sức mạnh vô biên cổ vũ người cháu vươn lên.
- Mở bài:
Qua từng câu chữ trong bài thơ, hình ảnh người bà hiện lên lung linh, đẹp đẽ, thật đáng quý trọng và thương yêu trong tấm lòng của tác giả. Hình ảnh ấy gắn với bếp lửa bằng một vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường nhật. Bếp lửa gợi lên những kỷ niệm ấm nồng, thắm thiết mà rất đỗi thiêng liêng, trọn đời nâng đỡ và dưỡng nuôi tâm hồn.