li-cong-uan-chon-dai-la-lam-noi-dinh-do.jpg

Qua Chiếu dời đô hãy cho biết vì sao Lý Công Uẩn lại chọn thành Đại La làm nơi định đô mới?

Qua “Chiếu dời đô” hãy cho biết vì sao Lí Công Uẩn lại chọn thành Đại La làm nơi định đô mới?

Chiếu dời đô hay Thiên đô Chiếu là văn bản do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa Xuân năm 1010 để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) thành Đại La (Hà Nội) ngày nay. Với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc. Riêng với thủ đô Hà Nội, Chiếu dời đô còn có ý nghĩa thiêng liêng đánh dấu bước phát triển của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Bài Chiếu thể hiện rõ lí do dời đô của Lý Công Uẩn.

Về mặt lịch sử: Lý Công Uẩn muốn noi dấu người xưa, dời đô để ổn định đất nước, mở mang sản xuất, làm cho muôn dân no ấm, đất nước phồn thịnh, vận thế lâu bền. Ông không muốn như các triều đại trước đã cố ở nơi cũ, khiến cho trăm họ đau khổ, vận số ngắn ngủi.

Về mặt triết lý: Lý Công Uẩn dựa vào để lý giải việc đời đô là “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Mệnh trời là cái tất yếu, không thể cưỡng lại, đó cũng có thể là “sao chiếu mạng” trong lý số học, mà có thời người ta cho là mê tín dị đoan. Còn ý của dân – đó là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì dân không theo thì đừng làm. Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân (Nguyễn Trãi). Cho nên kết thúc bài “hịch” (tức kêu gọi), Lý Công Uẩn viết rất “do dân, vì dân”, muốn mọi người cùng chung sức làm việc lớn: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?”.

Về mặt địa lý: Lý Công Uẩn chắc chắn là người rất giỏi xem long mạch đất. Hoa Lư là vùng đất chật hẹp và bị núi bao bọc, ra vào chỉ có một đường độc đạo. Thế thủ thì tốt thật, song không có lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Thực tế Hoa Lư là mạch đất không phải đất “đế đô” nên hai triều Đinh và Tiền Lê luôn trong nội bộ bất ổn, vương triều tồn tại không được bao lâu. Với sự giúp đỡ của các quan thàn, Lý Công Uẩn đã nắm rõ mạch đất Đại La là huyệt đất “đế vương” muôn đời “Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời”, nên ông quyết tâm dời đô ra đó. Và quyết định đó là chính xác tuyệt đối.

Về chính trị và kinh tế: Đại La là nơi hội tụ của bốn phương đất nước, giao thương hết sức thuận lợi và sầm uất, truyền thống văn hóa lâu đời. Sau khi dời đô, triều Lý phát triển rất hưng thịnh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang