Nếu coi đọc sách là một quá trình tư duy, thì ngày nay, người ta đang ít nghĩ đi nhiều lắm.
Ý kiến dùng lối suy luận logic, cho rằng con người ngày nay ít nghĩ vì ít đọc sách. Tác dụng của việc đọc sách đâu chỉ để tư duy (suy nghĩ), mà còn để thư giãn, trút bỏ cẳng thẳng, để cảm nhận vẻ đẹp của kiến thức. Ý kiến này chưa hẳn đã chính xác với tất cả nhưng đã khái quát được một thực trạng đáng phải suy nghĩ. Đọc sách vô tâm khiến cho việc tiếp nhận tri thức có trong sách và quá trình chuyển hóa tri thức trở nên miễn cưỡng, sai lệch. Vì ít nghĩ, không chịu tư duy sẽ khiến con người trở nên hời hợt, vô tình, vô cảm,… Tính giáo dục của sách bị xem thường, bị loại bỏ ngay chính bởi người đọc. Những hành vi lệch lạc, tàn bạo trong cuộc sống vì thế mà trở nên phổ biến hơn. Con người ngày nay vì lợi ích mà bất chấp đạo lí, pháp luật, làm những việc gây ra tổn hại đến người khác. Công bằng và lẽ phải không còn được tôn trọng, mối quan hệ giữa con người với con người trở nên lỏng lẻo, tình người phai nhạt. Nêu ra thực trạng ấy, tác giả muốn gửi một lời khuyên, một sự kêu gọi: hãy quý trọng sách và tôn vinh việc đọc sách. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Sách là người thầy vĩ đại thầm lặng, cần phải đọc nghiêm túc và có trách nhiệm mới mong có được thành tựu.