y-nghia-bai-ca-dao-cai-co-lan-loi-bo-ao

Ý nghĩa bài ca dao: Cái cò lặn lội bờ ao…

Ý nghĩa bài ca dao: “Cái cò lặn lội bờ ao…”

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa.
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. 

Đây là lời của “cái cò lặn lội bờ ao” ướm hỏi “cô yếm đào” cho chú mình. Đó cũng là tiếng cười của người lao động chân chính dối với nhân vật “chú” lười biếng, nghiện ngập. Cái cò là một sự hóa thân của người nông dân để thuận tiện cho việc giải bày tâm tư. Cô yếm đào là người con gái đẹp đẽ, nết na. Lời mai mối tưởng chừng như là một tin mừng nhưng đọc xong bài ca dao lại thấy đó là lời mỉa mai, chua chát.

Hình ảnh người chú được tái hiện khá sinh động với 3 điều mà “chú” rất “hay”: hay tửu hay tăm (nghiện ngập), hay chè đặc (thích thảnh thơi), hay nằm ngủ trưa(lười biếng) và 2 điều ước: ngày thì ước mưa, đêm thì ước dài (thừa trống canh).

Ở đây, cái “hay” của chú lại cho ta thấy chú rất “dở”. Bởi vì, hay rượu, hay chè cũng có nghĩa là chú thường xuyên rượu chè be bét. Người nông dân vốn cần cù một nắng hai sương, chân lấm tay bùn quanh năm ấy vậy mà chú lại hay nằm ngủ trưa. Điều đó cho thấy chú ta rất lười biếng. Cái lười biếng là nguyên nhan dẫn đến sự nghèo khó:

“Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kè say sưa tối ngày”

Cái ước muốn của chú cũng bất bình thường. Tưởng là chú ao ước những điều gì lớn lao có thể xoay chuyển cả vũ trụ, hoá ra lại là ước ngày mưa để khỏi phải đi làm, ước đêm dài thêm nữa để ngủ cho sướng. Toàn là những ước muốn hưởng thụ không muốn lao động. Đó là một lối sống thụ hưởng đáng trách.

Không cần phải nói cũng đủ biết, lời nói: “lấy chú tôi chăng?” đã được câu trả lời rồi. Người ta lấy chồng, cưới vợ thì lựa người hay lam hay làm, tính tình tốt đẹp. Chẳng ai đi lấy người lười biếng, mơ mộng viễn vong như chú tôi. Dân gian đã đặt nhân vật chú tôi bên canh hình ảnh cô yếm đào như một phép tương phản, ngầm ý mỉa mai, giễu cợt, phê phán những con người lười nhác nhưng lại đòi cao sang và khẳng định, đề cao giá trị của người lao động.

Bài ca dao còn có thể hiểu là lời tỏ tình mộc mạc, hóm hỉnh của người lao động. “Cái cò lặn lội bờ ao” là lời oán thán, trách móc của những người vợ có chồng nghiện ngập… Bài ca dao làm hiện rõ thân phận khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chẳng bao giờ được lựa chọn trong tình yêu và hôn nhân. Họ sống trong những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến và cam chịu số phận, chẳng thể nào làm thay đổi được.

Ý nghĩa hình ảnh con cò trong bài ca dao: Nước non lận đận một mình…

Thân phận của người phụ nữ qua các bài ca dao mở đầu bằng: Thân em…

1 bình luận trong “Ý nghĩa bài ca dao: Cái cò lặn lội bờ ao…”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang