Hoàn cảnh sáng tác và chức năng của những câu hát châm biếm – Ngữ văn 7

hoan-canh-sang-tac-va-chuc-nang-cua-nhung-cau-hat-cham-biem-16607-2

Hoàn cảnh sáng tác và chức năng của những câu hát châm biếm

Châm biếm, chế giễu, đả kích những thói hư tật xấu, những hiện tượng đáng cười trong xã hội là một trong những chủ đề quen thuộc, có số lượng phong phú, nội dung sâu sắc trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam.

Hoàn cảnh sáng tác

Những câu hát châm biếm được quần chúng nhân dân sáng tác trong nhiều tình huống khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau. Trong quá trình lao động sản xuất vất vả, cực nhọc; khi giao lưu văn hoá, sinh hoạt cộng đồng; khi gặp phải những cảnh trái ngang; hoặc trước những thói đời, những hiện tượng đáng cười trong xã hội.  Họ đã hát lên thành lời ca để bộc lộ sự mỉa mai, giễu cợt, đả kích, châm biếm, hoặc có khi là chỉ để mua vui, cất lên tiếng cười hài hước, sảng khoái để quên đi những nỗi vất vả, cơ cực ở đời.

Chức năng của những câu hát châm biếm

Những câu hát châm biếm đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Đối tượng mà nhân dân tập trung phản ánh nhiều trong các bài ca châm biếm chính là tầng lớp giai cấp thống trị; những kẻ chóp bu trong làng, xã, những kẻ hợm của, dốt nát; những hủ tục lạc hậu; những sự việc chướng tai gai mắt trong xã hội… Ca dao châm biếm có nhiều điểm tương đồng với thể loại truyện cười trong văn học dân gian.

Những cầu hát châm biếm có nhiều nét rất đặc sặc về nghê thuật như giọng điệu mỉa mai, cười cợt, hài hước, có nhiều nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam: sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, phóng đại, lối nói nhại… tạo ra những tiếng cười nhiều cung bậc đả kích châm biếm những thói hư tật xấu; những mâu thuẫn trong xã hội. Không những thế, với ngôn ngữ sắc sảo, các tác giả dân gian còn vẽ ra những bức chân dung biếm hoạ khá sinh động.

Cách nói của ca dao châm biếm còn rất hấp dẫn bởi việc sử dụng rộng rãi biện pháp nhân hoá, kiểu câu định nghĩa, lối chơi chữ…

Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm nghĩa tình, ca dao cổ truyển Việt Nam còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui, khỏe, sắc nhọn, góp phần thể hiện một cách đầy đủ hơn, phong phú hơn tính cách, phẩm chất vững vàng cũng như vẻ đẹp tâm hồn và quan niêm sống của người Việt Nam.

Cùng với tiếng hát than thân xót xa, buồn tủi, tiếng hát giao duyên đằm thắm nghĩa tình, ca dao cổ truyền Việt Nam còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui, khỏe, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niêm sống của người bình dân Á Đông. Tiếng cười lạc quan ấy có nhiều cung bậc, nhiều vẻ đẹp, có sức hấp dẫn người đọc, người nghe. Mục đích của những câu hát châm biếm chính là để mua vui, giải trí, phê bình giáo dục, đấu tranh, đả kích… Đây chính là bộ phận văn học dân gian vừa có tính hiên thực, vừa có tính chiến đấu mạnh mẽ.

Bài 1: 

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa.
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Bài 2:

Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

Bài 3:

Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

Bài 4:

Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.