Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mòn nơi nghĩa địa trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
Hướng dẫn trả lời:
– Con đường mòn chính là “ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này, lớp khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.”
– Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa:
+ Không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hi sinh vì đất nước với những kẻ trộm cắp, giết người. Vô hình trung, những chiến sĩ cách mạng cũng bị xem là “giặc”.
+ Số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người bị chết vì nghèo đói. Một con số gợi lên thực trạng xã hội vừa đen tối lại vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa cũ.
+ Con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của những định kiến xã hội. Đó là sự ngăn cách giữa quần chúng và những người làm cách mạng.xoay quanh chủ đề: nhân dân và cách mạng, nhân dân và lịch sử…
Tham khảo:
- Mở bài:
Truyện ngắn Thuốc là tác phẩm để lại nhiều ấn tượng cho người đọc về sự tăm tối, rối ren của xã hội Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỉ XX. Trong đó tác giả Lỗ Tấn đã rất thành công trong việc xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu ý nghĩa như chiếc bánh bao máu, con quạ… và đặc biệt đó là hình ảnh con đường mòn “ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù”.
- Mở bài:
Thuốc mở đầu với sáng sớm ngày thu, lão Hoa dậy sớm đem số tiền hai vợ chồng tích góp lâu nay để ra pháp trường mua thứ thuốc được xem là chữa được bệnh nan y. Con trai độc đinh của ông bị mắc bệnh lao, mà thứ thuốc đó là bánh bao tẩm máu người tử tù. Người tử tù sắp bị hành hình chính là Hạ Du, người làm cách mạng nhưng bị người thân tố cáo nhằm lấy tiền thưởng và tránh cho liên lụy tới gia đình. Dù ở trong lao chờ ngày phán quyết nhưng anh vẫn làm cách mạng không hề sợ sệt. Tại pháo trường, đám đông nhao nhao tranh giành thức được xem là “thuốc”, lão Hoa cũng thành công mua được cho con. Tuy nhiên thứ thuốc ấy không những không thể chữa khỏi bệnh cho con trai ông mà còn khiến nó chết sớm hơn. Cuối truyện chính là cảnh đi thăm mộ của hai bà mẹ là mẹ của Thuyên và Hạ Du. Tại nghĩa địa, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh con đường mòn ngăn cách giữa bên là mộ của con ông bà Hoa và một bên là mộ của tử tù Hạ Du.
Có thể thấy, xét về gia cảnh thì con đường mòn là ranh giới ngăn cách giữ người chết do nghèo khó với những người chết do tù tội, chết chém. Như đã nói, Hạ Du là một người yêu nước, tham gia cách mạng chống lại triều đình Mãn Thanh và sự o ép của đế quốc. Thế nhưng không ai thực sự hiểu anh mà họ coi anh là giặc, ngay đến mẹ hay những người thân khác của anh cũng vậy. Chính vì thế dù là thuộc phe chính nghĩa, dì là chiến sĩ cách mạng nhưng khi Hạ Du chết mộ phần của anh vẫn bị chôn ở bên trái con đường mòn. Đó chính là lập trường, thái độ của mọi người xung quanh đối với cách mạng, hoạt động của người chiến sĩ bấy giờ. Mọi người xa lánh, coi thường, coi anh là một kẻ phản tặc, là giặc cần phải tách riêng khỏi xã hội. Có thể thấy tư tưởng người dân bấy giờ con lạc hậu, không chấp nhận những cái mới, chấp nhận những khởi xướng của cách mạng. Từ đó con đường mòn giống như sự cố hữu trong tâm tưởng, ám ảnh đến người đọc về sự u tối, ngu muội, cố chấp của người dân Trung Hoa đương thời.
Con đường mòn là bi kịch của người chiến sĩ cách mạng trẻ. Dù cho anh là người có hoài bão, lớn lao tốt đẹp nhưng vì cách mạng còn xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân nên trở thành đối tượng dễ bị hiểu lầm dẫn tới bi kịch đau xót. Lỗ Tấn khi nói về xã hội bấy giờ đã cho rằng, người dân đang “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, còn người là cách mạng thì bôn ba giữa bốn bề hiu quạnh, không được sự ủng hộ, tin tưởng của mọi người.
Cuối cùng khi đến thăm mộ Hạ Du người mẹ đã nhận ra sự hiếu thảo, kiên cường của con mình. Bà cũng nhận thấy mọi người và chính bà đã hiểu sai cho con mình. Sau đó hình ảnh hai bà mẹ cùng nhau bước trên con đường món đó thể hiện sự đồng cảm của hai người, tình yêu thương của họ đối với những đứa con xấu số. Nó cũng là sự chia sẻ của bà Hoa với mẹ của Hạ Du. Cũng đồng thời xoá tan đi khoảng cách vô hình, cái định kiến về người tử tù, bởi họ cho rằng những kẻ bị chém là những kẻ mắc tội lớn, đáng bị khinh bỉ và ghê sợ.
- Kết bài:
Tóm lại hình ảnh con đường mòn biểu trưng cho nếp nghĩ, thói quen của con người. Nó không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình, những định kiến cố hữu của con người trong xã hội. Tác giả Lỗ Tấn đã thành công trong việc lựa chọn hình ảnh này để gửi gắm suy nghĩ, niềm tin vào tương lai của cách mạng, của đất nước.