y-nghia-nhan-de-but-ki-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-cua-hoang-phu-ngoc-tuong

Ý nghĩa nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Ý nghĩa nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” in trong tập bút kí cùng tên của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhan đề bài kí thể hiện sâu sắc tư tưởng và tấm lòng của nhà văn đối với dòng sông Hương và mảnh đất Huế tươi đẹp. Với nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, bài kí nhanh chóng đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng và xứ Huế với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, đồng thời truyền đạt bằng một ngòi bút tài hóa, với lời văn đẹp và sang.

Lấy tên nhan đề cho bài bút kí dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích thể hiện những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. Vang lên từ nhan đề ấy, trước hết là câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có dáng dấp của một thoáng ngẩn ngơ rất thi sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về cái đẹp của sông Hương sẽ ùa về trong tâm trí, khơi gợi mạch viết dạt dào cảm xúc của tác giả về nhan sắc thiên phú của một dòng sông.

Nhà văn bằng câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” làm nhan đề đã tạo nên mạch cảm hứng lớn dẫn dắt ông đi vào lòng đọc giả. Đồng thời, Hoàng Phủ Ngọc Tương cũng đóng vai người truyền cảm hứng cho đọc giả bộc lộ tình yêu xử sở hết sức thiết tha của mình về vẻ đẹp của đất nước. Nhan đề đưa nhà văn và độc giả về với hành trình lịch sử tìm về cuội nguồn văn hoá dân tộc. Từ đó dòng sông Hương hiện ra trên nhiều phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá, thơ ca…

Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” không những vừa gợi cái tên đẹp của sông Hương, một vẻ đẹp phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con người Huế, mà còn gợi niềm biết ơn với những người đã có công khai phá ra miền đất có dòng sông huyền thoại đó.

Vang lên từ nhan đề ấy, trước hết là câu hỏi “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có dáng dấp của một thoáng ngẩn ngơ rất thi sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ thoáng ngẩn ngơ này , bao nhiêu ấn tượng về cái đẹp của sông Hương sẽ ùa về trong tâm trí , khơi gợi mạch viết dạt dào cảm xúc của tác giả về nhan sắc thiên phú của một dòng sông .

Nhà văn bằng câu hỏi làm nhan đề đã tạo nên mạch cảm hứng lớn dẫn dắt ông đi vào lòng đọc giả. Đồng thời, Hoàng Phủ Ngọc Tương cũng đóng vai người truyền cảm hứng cho đọc giả bộc lộ tình yêu xử sở hết sức thiết tha của mình.

Bài kí đã kết thúc bằng cách lí giải cái tên của dòng sông: sông Hương – sông thơm. Chính nội dung bài kí là câu trả lời nhưng đến đây, tác giả muốn nhấn mạnh thêm bằng một huyền thoại mĩ lệ: “Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi”. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng về con người ở đây: muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp lịch sử văn hóa quê hương đất nước. Nhan đề và kết thúc tác phẩm thể hiện rõ chủ đề và phong cách bút kí của tác giả – giàu sức gợi cảm, thấm đẫm chất thơ.Qua đó tác giả ca ngợi tính chất sông Hương – con sông gắn bó với lịch sử, văn hoá Huế của dân tộc ta.

Nét riêng trong lối viết kí của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là ông biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí… Lối hành văn trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thường hướng nội, súc tích, mê đắm và rất mực tài hoa. Thông qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn nhắn gửi đến bạn đọc khi đứng trước một dòng sông văn hoá rất cần đến một tư thế và tâm thế văn hoá của con người. Hãy biết đánh động tình yêu trong tâm hồn mình trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình. Hãy luôn sống trong tâm thế có trách nhiệm với cuộc đời, luôn biết ngạc nhiên về cái bí ẩn, phong phú vô tận của tạo vật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang