y-nghia-nhan-de-va-loi-de-tu-nguoi-lai-do-song-da-cua-nguyen-tuan

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Tùy bút “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa, uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lí đò trên sông Đà được Nguyễn Tuân khái quát sâu sắc qua nhan đề và lời đề từ của tác phẩm.

Nhan đề “Người lái đò sông Đà”:

Nhan đề “Người lái đò sông Đà” gợi đến hình ảnh ông lái đò, một người thường xuyên đi lại trên dòng sông. Ông lái đò là một người lao động bình thường, vừa là một nghệ sĩ tài hoa, người có thể chinh phục và thuần hóa dòng sông Đà vốn rất hung dữ. Nhan đề nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của những con người lao động vùng Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ.

Ý nghĩa lời đề từ: ”Chúng thuỷ giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích)

+ Câu thơ viết bằng cữ Hán.dịch ra có nghĩa ”Mọi dòng sông đều chảy về Đông, chỉ có một sông Đà theo hướng Bắc”. Việc sử dụng chữ Hán trong thơ ca nhằm mục đích nhấn mạnh ý, và tăng thêm tính trang trọng của thơ văn. Ở đây mục đích cũng như vậy.tác giả nhấn mạnh vào sự dặc biệt khác thương của dòng sông là chảy ngược.từ ”độc” là một từ đắt giá, thể hiện cá tính đọc đáo và sức mạnh phi thường của con sông.

+ Lời đề từ chỉ nét đẹp hoang sơ độc đáo, và nêu thêm sự dữ dằn hung bạo của con sông.luôn mạnh mẽ, sức sống chảy qua mọt vùng núi non hiểm trở.

+ Lời đề từ không phải của Nguyễn Tuân viết ra nhưng lại rất thích hợp khi đặt trong tuỳ bút này và thích hợp với phong cách Nguyễn Tuân – một con người’ “sống là một bản gốc và chết đi không để lại bất cứ một bản sao nào”, đó là chuyên viết về ‘‘cái đẹp tuyệt mĩ và dữ dội đến mức khủng khiếp”.

+ Con sông Đà ngang ngược là một nguồn cảm hứng mãnh liệt thôi thúc nhà văn trong thời kì xây dựng kinh tế mới ở miền bắc, sông đà là mảnh đất màu mỡ để tác giả bộc lộ sở trường của mình.người ta nói nguyễn tuân tìm đến sông Đà như một sự tất yếu phải sảy ra.

⇒ Lời đề từ “Người lái đò sông Đà” hoàn toàn thích hợp để được sử dụng trong tuỳ bút này,đây cũng là một yếu tố làm nên tiếng vang của tác phẩm. Lời đề từ gợi trí tò mò của người đọc về con sông, cũng như đi tìm cái hay của tác phẩm. Chỉ với lời đề từ này, tác giả đã cho thấy sự thành công của tác phẩm ngay từ những câu đầu tiên.


Dàn bài phân tích tùy bút “Người lái đò sông Đà” (trích) (Nguyễn Tuân)

  • Mở bài:

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Nguyễn Tuân sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện.

Người lái đò sông Đà là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của Nguyễn Tuân, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Đây là trong số 15 bài tuỳ bút của Nguyễn Tuân in trong tập tập Sông Đà xuất bản năm 1960. Tác phẩm là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị, tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Tây Bắc tài trí dũng cảm trong lao động.

  • Thân bài:

1. Hình tượng con sông Đà.

a. Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội của thiên nhiên Sông Đà:

+ Các vách đá: Cảnh hai bên bờ sông “Đá dựng vách thành…như một cái yết hầu”gợi sự nguy hiểm và vẻ đẹp kỳ vĩ của khung cảnh thiên nhiên.

+ Quãng “ mặt ghềnh Hát Loóng” con sông “ gùn ghè… như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào” ,“Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió’’ tạo nên mối đe dọa với bất cứ người lái đò nào qua đây.

+ Những Cái hút nước chết người hiện hình dưới nhiều góc độ khác nhau: Giống như “cái giếng bê tông”; “ thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”; “ nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”.

+ Thác nước “ nghe như là oán trách, …van xin”; khi thì “khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo”….có lúc nó “ rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”…

+ Đá sông Đà trông “ ngỗ ngược, nhăn nhúm” sẵn sàng giao chiến. Khi thì mai phục, liều lĩnh, khi thì kiêu ngạo, khiêu khích và thách thức với con người. Cả trận địa đá đã được bày binh bố trận sẵn sàng dìm chết con thuyền.

→ Tất cả toát lên vẻ dữ dội, kì vĩ của thiên nhiên.

b. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, đằm thắm của con song Đà.

– Hình dáng:“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”; Sông Đà như một thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp trữ tình, trẻ trung và duyên dáng.

– Màu nước: Màu sắc đa dạng của son sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích…mùa thu lừ lừ chín đỏ…”

– Cảnh hai bên bờ sông:bờ sông hoang dại …hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích.

– Cảnh trên mặt sông: “lặng tờ…những đàn cá dầm xanh, cá anh vũ quẫy..rơi thoi”, “những con đò nở mình chạy buồm vải”

→ Vẻ đẹp hiền hòa, yên ả, thanh bình, thơ mộng.

2. Hình tượng người lái đò sông trên Đà:

– Một con người phi thường trong lao động: Là một người lao động, nhưng là nghệ sĩ trong lao động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thuỷ chiến thường xuyên với thác nước sông Đà. Đó là một con người bình thường, hiền lành, dũng cảm, say mê sông nước. Khi chở đò, ông lái đò là nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba trên sông nước.

– Kết thúc công việc, ông lại là một người bình thường:

+ Con người quý giá ấy lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.

+ Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của con người.

→ Vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn trong lao động. Người lái đò dũng cảm, tài hoa, trí dũng chính là “vàng mười” của vùng Tây Bắc.

3. Nghệ thuật biểu hiện.

– Đặc điểm nổi bật của tuỳ bút Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa. Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, hội hoạ, điện ảnh, quân sự để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những hiện tượng phi thường, gây cảm giác mạnh. Nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên và phương diện mĩ thuật và tài
hoa.

– Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của Sông Đà, tác giả đã vận dụng và kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, thú vị, câu văn đa dạng nhiều tầng bậc giàu hình ảnh, nhịp điệu … luôn xây dựng hình tượng nhân vật ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

– Sử dụng ngôn ngữ giàu có uyên bác thuộc nhiều lĩnh vực, sử dụng thành công thể tùy bút pha bút ký…

  • Kết bài:

– Người lái đò sông Đà đã ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang