cam-nhan-y-nghia-kho-tho-2-va-3-bai-tho-dan-ghi-ta-cua-lor-ca

Cảm nhận ý nghĩa khổ thơ 2 và 3 bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Cảm nhận ý nghĩa khổ thơ 2 và 3 bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”

(………..)

“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy”.

(……)

(Đàn ghi ta của Lor-ca)


  • Mở bài:

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích. Đây là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng, nhuốm màu sắc tượng trưng- siêu thực. Bài thơ lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn trong cuộc đời của Lor-ca và câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” (Ghi nhớ – Lor-ca) để sáng tác bài thơ này.

  • Thân bài:

Nghệ thuật hoán dụ nói Tây Ban Nha thay vì Lor-ca bởi lẽ Tây Ban Nha là đất nước của những nét văn hóa đặc sắc không chỉ với những đấu trường bò tót, với cây đàn ghi ta truyền thống huyền thoại mà còn biết đến với nghệ thuật vũ đạo đặc sắc flamenco. Một loại hình ghệ thuật ra đời từ thế kỉ XVI, có sự ca hát, nhảy múa với âm thanh tiếng đàn ghi ta da diết và vũ đạo hoặc đắm say, hoặc bốc lửa. Đặc biệt là những khú hát dân ca ngọt ngào say đắm của xứ sở An-đa-lu- xi-a.

Nghệ sĩ Lor-ca quen thuộc với nhân dân và đất nước Tây Ban Nha với hình ảnh một con người luôn dùng cây đàn ghi ta của mình vừa sáng tác thơ, phổ nhạc, hát, đệm đàn. Những lời ca, tiếng hát, vần thơ thể hiện tình yêu với đn, con người, quê hương Tây Ban Nha. Và ông đã mượn chất liệu của văn học dân gian fla-men-co và An-đa-lu-xi-a. Nên nghệ thuật của L là nghệ thuật tiêu biểu sâu đậm cho đn, con người Tây Ban Nha.

Nghệ thuật hoán dụ đã nới rộng tầm vóc tiếng hát, tiếng thơ, tiếng lòng của Lor-ca “hát nghêu ngao”. Từ láy nghêu ngao: mang sắc thái biểu cảm vừa có tác dụng xóa mờ đi đặc tính trang trọng của nhạc thính phòng phương tây đồng thời làm tăng thêm phần dân gian cho âm nhạc và nghệ thuật của L, làm cho L gần hơn với những cuộc đời, nẻo đường, dòng sông, đồng cỏ của đất nước Tây Ban Nha. Nhưng nó cũng mang sắc thái gợi hình, một hình ảnh chàng ca sĩ hát rong thật thơ trẻ, trong sáng, hồn nhiên, thánh thiện. Chàng ca sĩ một mình một ngựa lang thang trên những nẻo đường chưa có dấu chân ai và cất lên tiếng hát ca ngợi những dòng sông, đồng cỏ, cánh đồng, vầng trăng và đn, nhân dân Tây Ban Nha.

Vẻ đẹp tâm hồn Lor-ca đại diện cho đất nước Tây Ban Nha hiện ra đầy đủ và rõ nét nhất. Hai câu thơ đầu với những thanh bằng gợi cảm giác phiêu du thanh thản nhưng càng chiến đấu, Lor-ca càng say mê, càng “hát nghêu ngao» thì bỗng dưng, phũ phàng thay “đường chỉ tay đã đứt”, định mệnh đã khiến chàng nghệ sĩ du ca của chúng ta phải dở dang hành trình khát vọng:

“bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ”

Nếu coi bài thơ là một bản đàn, bản nhạc ghi ta miên man thì câu thơ “bỗng kinh hoàng” trong đoạn thơ này như một nhịp đảo phách, một khoảng lặng, một nỗi đau. Dù con người ngay từ khi sinh ra mang trong mình sự sống đã hiểu một lẽ rằng một ngày cái chết cũng đến, nhưng bản thân Lorca luôn dự cảm của mình luôn tiên đoán về cái chết trong bài “Di chúc sớm” nhưng đến khi đối mặt với cái chết con người vẫn kinh hoàng và câu thơ thứ ba đã nó hết những kinh hoàng ấy. Phát súng của bọn phát xí đã đánh hạ Lor-ca đáng thương. Thanh Thảo thốt lên sững sờ “bỗng kinh hoàng”. Như không tin vào mắt mình nữa.

Cả dân tộc Tây Ban Nha bàng hoàng, cả thế giới nín lặng, bản giao hưởng chùng xuống rồi lại vút cao lên theo “máu anh phun như lửa đạn cầu vồng” (Dáng đưng Việt Nam – Lê Anh Xuân). Thanh Thảo tạo dựng cái chết đầy bi phẫn của người anh hùng một cách tức tưởi bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập. Đối lập giữa niềm tin, tình yêu và lạc quan, khát vọng “hát nghêu ngao” với sự thật phũ phàng “áo choàng bê bết đỏ”. Đó là màu máu của Lor-ca làm tấm áo choàng đỏ gắt càng thêm “bê bết đỏ”. Đối với Lor-ca, anh luôn dự cảm về cái chết nhưng anh cũng không thể ngờ rằng cái chết lại đến với mình nhanh đến thế. Anh đã từng thốt lên “Tôi không muốn nhìn thấy máu !”. Nhưng máu đã đổ. Người kiếm sĩ muốn một cái chết vinh quang giữa đấu trường cùng với đôi kiếm sắc nhưng lại bị kẻ thù hành hình một cách lén lút bất minh. Nhưng Lor-ca chấp nhận như người cách mạng đã chấp nhận:

“Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Gươm kề cổ súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa”

Lor-ca bị điệu về bãi bắn:

“Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”

Câu thơ sử dụng hàng loạt những thanh trắc như những bước chân nặng nề của Lor-ca và có phần bị động khi bị quân giặc bắt và đem đi xử tử. Và vì chấp nhận, người anh hùng đã ung dung, bình thản ra giữa pháp trường “chàng đi như người mộng du”. Câu thơ chủ yếu là những thanh bằng và những âm tiết mở, nhẹ nhàng, trầm bổng, du dương. Với một tâm thế đầy chủ động khi lấy lại được tinh thần sau những phút kinh hoàng ập đến. Lor-ca như không bận tâm trước họng súng quân thù, cái chết mà vẫn mải miết theo đuổi khát vọng đến cùng. Một cảm giác phiêu diêu ở khổ thơ thứ nhất đã dần trở lại, Lor-ca đang dang lang, đi phiêu diêu cùng đồng cỏ, dòng sông, với vầng trăng, yên ngựa…

Phải chăng Thanh Thảo muốn gợi lại sự trong trắng thơ trẻ trong tâm hồn người nghệ sĩ Lor-ca , người nghệ sĩ chỉ biết yêu cuộc đời. Mộng du là trạng thái của tâm hồn đã rời thể xác nhưng không có nghĩa là biến mất khỏi thể xác. Tâm hồn và tinh thần của Lor-ca đã gửi tất cả vào cuộc tranh đấu và vì thế bước chân mộng du đã hóa thành những bước chân anh hùng. Càng tiếc thương chàng nghệ sĩ bao nhiêu chúng ta lại càng căm phẫn tội ác bấy nhiêu. Và Lor-ca đã hi sinh nhưng những kẻ thất bại lại chính là bè lũ phát xít. Bởi chúng chỉ có thể hủy diệt được thân xác của Lor-ca nhưng không thể hủy diệt được sức sống của anh đang bung nở giữa bản hòa tấu trầm hùng mang âm hưởng của những tiếng ghi-ta nồng nàn vi diệu:

“tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy”.

Điệp khúc tiếng ghi ta dồn dập qua nhịp thơ Thanh Thảo như đã lột tả được cái bàng hoàng căm phẫn trong bản ghi ta bi tráng! Tôi gọi đây là khúc biến tấu của tiếng đàn, nó thay màu chuyển gam rất nhanh, biến ảo không ngừng và đặc biệt luôn sinh sôi nảy nở, giọt này vỡ đi, giọt kia lại trào ra không dứt. Đó chính là sức sống! Thanh Thảo sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang đến sự linh hoạt khi miêu tả tiếng đàn.

Màu nâu xuất hiện suy tư, trầm tĩnh đến lạ thường. Đó là màu nâu của cây đàn, màu nâu của đất đai, màu nâu của làn da rám nắng trên thân hình những vũ nữ Di-gan bốc lửa. Trước giây phút từ li, chàng đã ngước nhì lên bầu trời xanh tha thiết ”bầu trời cô gái ấy”. Đó là bầu trời của khát vọng, bầu trời yêu thương nơi có bóng hình nàng Maria thủy chung.

Đối lập với màu nâu trầm tĩnh là màu xanh của “tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy”. Màu xanh là sự hóa thân của Lor-ca và tiếng đàn vào thiên nhiên mang sức sống cỏ cây: màu xanh của những vườn cam, màu xanh của thảo nguyên và những rặng Oliu hay hàng bạch dương nơi Lor-ca đang yên nghỉ. Hai tiếng biết mấy nằm ở cuối câu vừa là sự tha thiết trong tình cảm của người nghệ sĩ Thanh Thảo vừa để tôn thêm vẻ đẹp của tuổi trẻ Lor-ca – vẻ đẹp của người chiến sĩ suốt đời hi sinh vì lí tưởng.

Tiếng đàn không chỉ mang sắc màu biến tấu mà còn mang hình khối, đường nét như hình hài của sinh mệnh. Nó cũng tức tưởi vỡ òa, cũng biết nói tiếng nói của sự căm phẫn bạo tàn. Hay nói đúng hơn đó là tiếng kêu cứu của nghệ thuật khi bị đẩy đến bờ vực của sự tuyệt diệt. tiếng ghi -ta tròn bọt nước vỡ tan; tiếng ghi -ta ròng ròng máu chảy.

Hai tiếng vỡ tan, vừa là sự vỡ ra của bọt nước vừa là sự phập phồng thổn thức của tiếng đàn. Nó đã cất lên lời ca tranh đấu lên án bè lũ phát xít đã hủy diệt cái tài, hủy diệt cái đẹp. Và vì thế bản ghi-ta bi tráng đẩy đến độ cao trào của sự bi phẫn nó ròng ròng máu chảy, nó uất nghẹn, tức tưởi đến bật máu thành từng dòng đau thương trong một bản đàn giao hưởng hào sảng.

  • Kết bài:

Nỗi đau của tiếng đàn cũng là nỗi đau của người nghệ sĩ khi khát vọng chưa thành. Ta cũng đã từng bắt gặp nỗi đau của người nghệ sĩ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:”Một cung gió thảm mây sầu/ Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”. Nỗi đau của Kiều khi hầu đàn Hồ Tôn Hiến khiến cho dây đàn cũng nhỏ máu. Đó chính là sự đồng cảm giữa nghệ thuật và tâm hồn của người sinh ra nó. Khổ thơ khép lại, ta chợt nhận ra rằng thì ra nghệ thuật trong bản thể của nó cũng là một sinh mệnh.


Tóm tắt dàn bài phân tích:

  • Mở bài:

Giới thiệu tác giả, Lorca và đoạn thơ.

  • Thân bài:

Phân tích.

Đoạn 2:  Cái chết của Lor-ca.

  • “Bỗng kinh hoàng”: 3 tiếng ngắn ngủi ⇒ đặc tả trạng thái bất ngờ, sửng sốt ⇒ cái chết gây chấn động Tây Ban Nha vẫn còn chưa tỉnh “hát nghêu ngao”.
  • Áo choàng đỏ gắt – Áo choàng bê bết đỏ ⇒ Màu đỏ của máu ⇒ Lor-ca như một đấu sĩ đang bị hành hình trên đấu trường chính trị Tây Ban Nha.
  • Tiếng ghi ta: lặp đi lặp lại (4 lần) nhưng biến hoá, thay màu chuyển gam, thay phông chuyển cảnh:
  • ghi ta nâu: màu sắc, thị giác ⇒ ngay trong một màu sắc cũng có sự biến ảo nhiều nét nghĩa (màu nâu của chất liệu làm nên cây đàn, màu của đồng đất, màu của nước da, màu của nỗi buồn từ nay sẽ phủ kín cuộc đời cô gái…)
  • ghi ta lá xanh: màu sắc, thị giác ⇒ màu của sự sống. “ Biết mấy” thốt lên như sự nuối tiếc ngậm ngùi cho một vẻ đẹp đang bị phá huỷ.
  • những tiếng đàn bọt nước- tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: hình ảnh – thị giác, âm thanh – thính giác ⇒ sự vận động của hình tượng thơ: những cảm nhận về số phận mong manh của tiếng đàn – nghệ sĩ Lor-ca đã hiện thực hoá qua cái chết  “vỡ tan”.
  • tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy: thị giác, cảm giác mạnh ⇒ Âm thanh như một cơ thể, có sinh mệnh, có trái tim, biết quặn đau, biết chảy máu.

Nhận xét:

  • Âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy ⇒ liên tục chuyển kênh để cảm nhận tiếng đàn.
  • Điệp từ “tiếng đàn” ⇒ nhịp thơ dồn dập, nghẹn ngào ⇒ như từng tiếng nấc, như nỗi uất xót trào lên.
  • Sự chuyển đổi của các kênh cảm giác gần như nhiễu loạn ⇒ diễn đạt chính xác dòng chảy của cảm xúc, của vô thức.

Đoạn 3: Niềm xót thương.

  • Lời đề từ: “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”  có thể hiểu theo nhiều nghĩa:
  • Sự gắn bó của Lor-ca với cây đàn ⇒ di nguyện ra đi với vật thể thiêng liêng theo mình suốt cuộc đời.
  • Sự thấu hiểu qui luật của sáng tạo và khát vọng cách tân nghệ thuật được tiếp nối.
  • Qui luật sáng tạo: sự tiếp thu và đổi mới ⇒ nghệ sĩ chỉ có thể sáng tạo nếu chôn vùi được cái bóng tiền nhân chùm lên sáng tác.
  • Cây đàn là biểu tượng của nghệ thuật Lor-ca ⇒ ước nguyện: có những tài năng nghệ thuật mới sẽ thay thế Lor-ca, vượt qua Lor-ca để tiếp tục công cuộc cách tân.
  • “Không ai chôn cất tiếng đàn/ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: gợi nhiều liên tưởng.

– Không có ai tiếp nối sự nghiệp cách tân mà Lor-ca để lại ⇒ xót thương cho hành trình nghệ thuật chưa hoàn tất, khát vọng nghệ thuật còn dang dở ⇒ nghệ thuật Lor-ca thành “cỏ mọc hoang”, không người chăm bón ⇒ mãi là người nghệ sĩ độc hành trên miền sáng tạo.

– Cỏ mọc hoang: có sức sống hoang dại, mãnh liệt, lan toả ⇒ nghệ thuật Lor-ca bất tử.

– Hình ảnh đẹp và buồn được tổ chức theo nghệ thuật sắp đặt: giọt nước mắt- vầng trăng- long lanh trong đáy giếng ⇒ hệ hình ảnh gắn với thế giới nghệ thuật Lor-ca ⇒ vừa gần gũi vừa lạ lung → giao thoa, ánh xạ nhiều chiều ⇒ phức hợp cảm giác và suy tưởng về tiếng đàn Lor-ca, nghệ thuật Lor-ca, cái chết Lor-ca…

  • Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa và giá trị đoạn thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang