Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca

cam-nhan-hinh-tuong-tieng-dan-trong-bai-tho-dan-ghi-ta-cua-lorca

Cảm nhận hình tượng “tiếng đàn” trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”

  • Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo (vị trí, vai trò trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, đặc điểm thơ Thanh Thảo …).
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, giá trị …).
– Giới thiệu luận đề: Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lorca.

  • Thân bài:

– Giới thiệu hình tượng tiếng đàn: là một sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Nó không nói về một cây đàn cụ thể, hay những âm thanh cụ thể của tiếng đàn ghi ta. Nó là hình tượng “Song trùng” (đi đôi đồng nhất) với hình tượng Lorca. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau…Thanh Thảo đã dùng tiếng đàn để khắc họa vẻ đẹp của Lorca: Một nghệ sỹ luôn sống chết vì cái đẹp, vì nên độc lập tự do của dân tộc Tây Ban Nha.

– Phân tích bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” để thấy được vẻ đẹp của người nghệ sỹ Lorca (xây dựng hệ thống luận điểm, dẫn chứng thơ và phân tích để làm rõ từng luận điểm):

  • Hình tượng Lorca nổi bật trên cái nền văn hóa Tây Ban Nha (phân tích khổ thơ 1).
  • Lorca và cái chết oan khuất (phân tích khổ thơ 2).
  • Tiếng đàn về tình yêu cái đẹp, về cái chết, về nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lorca (phân tích khổ thơ 3).
  • Lorca bị giết nhưng tiếng đàn của ông, tiếng thơ của ông mãi mãi vĩnh hằng như quy luật tồn tại của tự nhiên (phân tích khổ thơ 4).
  • Nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài (phân tích khổ thơ 5).
  • Suy tư về một cuộc giã từ của Lorca (phân tích khổ thơ 6).
  • Một tâm hồn bất diệt (phân tích câu thơ cuối ).

– Bình luận chung:

  • Bài thơ có những nét mới của sự sáng tạo nghệ thuật: Với thể thơ tự do, không dấu câu, không có dấu hiệu mở đầu, kết thúc. Có những câu dài, ngắn đan xen, với điệp khúc Li-la, li-la, li-la (kết hợp hài hòa 2 yếu tố thơ và nhạc). Sử dụng hình ảnh tượng trưng, siêu thực giàu sức gợi…
  • Thanh Thảo đã dùng tiếng đàn để thể hiện thái độ ngưỡng mộ, lòng tiếc thương, sự đồng cảm của mình. Đồng thời khẳng định nhân cách, sự bất tử của Lorca, sự bất tử của cái đẹp trong bài thơ.

* Kết bài:

  • Đánh giá chung về giá trị của bài thơ:“ Đàn ghi ta của lor-ca” là bài thơ hay của Thanh thảo đánh dấu sự đổi mới của thơ ca Việt Nam sau năm 1975 về hình thức thơ, cách xây dựng hình ảnh mới lạ, bất ngờ tạo được ấn tượng.
  • Khẳng định giá trị nhân văn của bài thơ: Niềm ngưỡng mộ và đồng cảm sâu sắc đối với Lorca, là nỗi đau vô hạn trước số phận bi thảm của nhà thơ và niềm tin mãnh liệt về sự bất tử của tiếng đàn mà Lorca để lại.

Bài tham khảo:

  • Mở bài:

“Đàn ghi ta của Lorca” là tác phẩm xuất sắc của thành Thảo sau 1975. Bài thơ được viết như một khúc tưởng niệm Lorca, làm sống dậy hình ảnh Lorca và thể hiện sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng một người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách anh hùng và số phận bi thương. Hình tượng “tiếng đàn” góp phần hoàn tất hình tượng “tiếng đàn “như một sự sống mãnh liệt mà mơ hồ, kiêu bạc và lãng đãng, ngân vang da diết mà lặng lẽ để gợi mở những cảm nhận, hình dung thậm chí là những ám ảnh về một hình tượng khác- hoàn chỉnh và trọn vẹn hơn hình tượng Lorca

  • Thân bài:

Hình tượng “tiếng đàn” là hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ, được xây dựng độc đáo, công phu, sáng tạo, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Tác giả không trực tiếp miêu tả âm thanh “tiếng đàn” mà tập trung miêu tả thế giới của tưởng tượng và cảm xúc mà ‘tiếng đàn” ấy gợi lên. Dường như trong quan niệm của Thanh Thảo, “tiếng đàn” là âm thanh tiếng lòng của Lorca, phản chiếu cuộc sống và tâm hồn của Lorca.

“Tiếng đàn” trong bài thơ mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. “Tiếng đàn” xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: “tiếng đàn” bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi- ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi- ta ròng ròng, “tiếng đàn” như cỏ mọc hoang. “Tiếng đàn” được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau, sự biến hóa nhiều trạng thái: vui tươi, âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi âm thanh của cái chết, giai điệu tình yêu.

“Tiếng đàn” ghi-ta chính là sự hài hòa nhiều trạng thái cảm xúc. Đó là cảm xúc của Lorca gửi gắm trong tiếng đàn. Cuộc đời Lor-ca như “tiếng đàn” ghi-ta, âm thanh, cung bậc lúc hùng tráng, mạnh mẽ, khi lại trầm lặng, buồn bã. Âm thanh “tiếng đàn” biểu tượng của cảm xúc mãnh liệt của tác giả: niềm tiếc thương đau đớn, sự ngưỡng mộ hài hòa trước thân phận của Lorca

Hệ thống hình ảnh mà Thanh Thảo sử dụng để gợi ra “tiếng đàn” ghi ta của Lorca là những hình ảnh có khả năng gợi mở một bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà cũng có sức ám ảnh lạ lùng. “Không ai chôn cất “tiếng đàn”, “iếng đàn như cỏ mọc hoang” gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lorca. Giọt nước, vầng trăng là hình ảnh siêu thực, đa nghĩa. Giọt nước mắt vầng trăng: hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ cái chết thương tâm của Lorca. Đó cũng là tình thương, sự cao khiết, sự hóa thân, sự thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ. “Tiếng đàn” được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau, sự biến hóa nhiều trạng thái: vui tươi, âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi âm thanh của cái chết, giai điệu tình yêu.

Nói về “tiếng đàn” mà dùng những từ không miêu tả trực tiếp âm thanh: “nâu”, “tròn”, “vỡ tan” và bằng những hình ảnh thoạt nhìn không có mối liên hệ gì với nhau “bọt nước”, “bầu trời cô gái ấy”, “lá xanh biết mấy”, “bọt nước vỡ tan”, “ròng ròng máu chảy”, “cỏ mọc hoang” tạo nên sự giao thoa lạ lùng mà đầy gợi cảm giữa âm thanh và hình ảnh.

Đây là cách hình tượng hóa “tiếng đàn” theo kiểu siêu thực. Nhà thơ cảm nhận “tiếng đàn” qua những giác quan khác nhau, điều này tạo nên một dòng cảm xúc kì lạ, sống động, bỏng cháy trong lòng người đọc. Những hình ảnh vừa gợi nỗi niềm tha thiết vừa gợi sự mất mát, đổ vỡ… Hình tượng thơ âm vang thể hiện niềm xót thương và nỗi đau của nhà thơ trước cái chết của một nghệ sĩ tài hoa và trước sự mong manh của nghệ thuật.

“Tiếng đàn” trở thành vật có linh hồn, trừu tượng, không ai chôn cất “tiếng đàn”, “tiếng đàn” như cỏ mọc hoang. Ở đây, Loca, hiện diện song hành cùng “tiếng đàn”. Cuộc đời Lorca sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng. Lor-ca chết nhưng dư âm vang vọng của ông còn mãi. “Tiếng đàn” là biểu tượng của tâm hồn Lorca, trái tim Lor-ca, một nhà thơ lớn, một nghệ sỹ lớn, một tài năng và một nhân cách lớn. “Tiếng đàn” là bất tử, nghệ thuật là bất tử và hình ảnh người nghệ sĩ Lorca sẽ sống mãi với thời gian.

  • Kết bài:

“Tiếng đàn” ghi ta hay chính là sự sống ở dạng tồn tại đau thương và bi tráng nhất. Âm thanh tiếng ghi-ta là giai điệu, là sự sống của tâm hồn. “Tiếng đàn” của Lorca phản ánh cuộc sống và khi hấp thụ vào mình cái phong phú của cuộc sống thì bản thân nó cũng trở thành một sinh thể có sự sống, có linh hồn. Thông qua “tiếng đàn”, Thanh Thảo vừa gợi ra một bức tranh cuộc sống muôn màu vẻ của người nghệ sĩ, vừa gợi được sự vận động của hiện tượng “tiếng đàn” trong cuộc sống từ một thực thể tồn tại ngắn ngủi, mong manh đến một thực thể hội tụ trong nó muôn sắc màu của sự sống và rồi cuối cùng trở thành một sinh thể, một sự sống có sức sống bất diệt.

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận ý nghĩa khổ thơ 2 và 3 bài thơ "Đàn ghi-ta của Lor-ca" - Theki.vn
  2. Phân tích ý nghĩa lời đề từ trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca' của Thanh Thảo - Theki.vn
  3. Chứng minh: “Tiếng đàn là thân phận của Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị” - Theki.vn
  4. Nghị luận: Phải chăng, tiếng nói tri âm là khát vọng muôn đời của văn chương xưa nay? - Theki.vn
  5. Bài thơ: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) - SGK Ngữ văn 12, tập 1 - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.