Hãy tìm hiểu địa điểm diễn ra sự kiện và kiểm tra thiết bị cẩn thận trước thuyết trình
Bạn không thể chắc chắn rằng sẽ không có một một rủi ro nào sau khi bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung và nắm vững các bước trước khi thuyết trình. Đôi khi, rủi ro lại đến từ những những nhân tố khác ngoài bản thân bạn: đó là địa điểm diễn ra sự kiện và các thiết bị hỗ trợ.
Bạn vẫn thường thấy người ta hay chê bai một vài yếu tố có liên quan đến địa điểm hay những tai nạm xảy ra trên sân khấu của các ca sĩ, nghệ sĩ như: âm thanh bị ngắt hoặc nhiễu âm, áng sáng quá mờ hoặc quá gắt, đèn chiếu rọi vào mặt khán giả, …
Bạn sẽ không thể thay đổi được gì khi bạn đã bắt đầu sự kiện. Mọi sự cố dù lớn hay nhỏ đều có tác động tiêu cực, khiến cho bài thuyết trình của bạn diễn ra không như mong đợi.
Hiểu rõ điều đó, ngay khi biết địa điểm và thời gian cho bài diễn văn của mình, bạn bạ. Hãy tiến hành kiểm tra, đánh giá và có giải pháp ứng phó với những rủi ro có thể có. Hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra kĩ lưỡng nó trước ngày thuyết trình.
Không gì xấu hổ hơn việc người trình bày vấp phải sợi dây không được xếp gọn hay va phải vật gì đó trên sàn. Thật khó khăn nếu đèn pha sân khấu rọi thẳng vào nơi bạn đứng. Có thể nó sẽ làm cho bạn nổi bậc hơn nhưng vì thế mà bạn cũng không khìn thấy khadn giả và những phản ứng của họ. Hoặc có một lối đi ngay sát nơi bạn đứng thuyết trình, có thể có ai đó vô tình đi ngang qua khiến bạn giật mình. Hãy chắc chắn bạn biết rõ điều đó. Để hạn chế rủi ro, tốt nhất nên làm quen với địa điểm trước khi bắt đầu để chắc rằng sẽ không có gì đáng tiếc xảy ra.
Bạn hay kiểm tra cẩn thận các thiết bị âm thanh. Nếu bạn cần amply và micro để hỗ trợ cho giọng nói thì hãy nhanh chuẩn bị một cái trước khi bắt đầu. Nếu không thính giả có thể sẽ bỏ lơ vì không nghe được bạn nói gì.
Hãy đảm bảo kiểm tra cẩn thận tất cả những thiết bị công nghệ mà bạn sẽ sử dụng, bao gồm cả bóng đèn điện, micro, loa, và dây điện trước khi thuyết trình. Đừng chờ đợi mọi thứ được chuẩn bị hoàn hảo cho mình. May mắn không phải lúc nào cũng xảy ra. Không nên chỉ kiểm tra các khoản mục được lên danh sách mà nên nhìn bao quát tổng thể. Vì nếu có điều gì sơ sót thì chắc chắn nó sẽ xảy ra trong buổi thuyết trình của bạn.
Trường hợp cần sử dụng máy tính, hãy đảm bảo bạn có đủ mọi loại dây cắm cần thiết, ổ điện, dây cáp, đĩa cài đặt hay bất cứ thứ gì mà bạn có thể cần đến. Còn nếu phải dùng máy tính của ai đó, hãy cẩn thận kiểm tra màn hình cùng những trình duyệt tiện ích trên đó để chắc rằng sẽ không có bất kỳ hình ảnh gây bẽ mặt nào hiện ra trước thính giả. Một điều nên lưu ý nữa là đừng chỉ thực hành mỗi phần đọc diễn văn mà hãy thực hành hoàn chỉnh toàn buổi thuyết trình của mình để kiểm tra xem có còn thiếu sót nào đáng lưu ý. Sẽ không có gì phiền toái hơn việc sự cố đột ngột xảy ra khiến bạn phải đứng như trời trồng để chờ ai đó đến khắc phục. Như thế buổi diễn thuyết của bạn sẽ không được trọn vẹn.
Những việc cần làm khi tiens hành kiểm tra:
– Kiểm tra để chắc loa không bị hư và âm thanh vừa đủ nghe.
– Kiểm tra để chắc máy tính sẽ không bị tắt giữa chừng. Các chương trình cần thiết đểu đã được cài đặt và hoạt động bình thường.
– Nếu ghi bài thuyết trình vào đĩa thì hãy chắc chắn rằng mình đã lưu nó đúng cách. Và tốt nhất bạn cũng cần lưu trữ dự bị vào USB.
– Nếu cần giá đỡ hoặc không gian để trưng bày, hay đinh mũ ghim để dán các hình ảnh minh họa lên, thì hãy nhớ kiểm tra xem những thứ này có giữ chắc cho hình hay vật cần ghim không.
Không có bí mật nào cho sự thành công. Thành công là kết quả của sự chuẩn bị kỹ càng, sự chăm chỉ và học hỏi từ thất bại. Thất bại trong chuẩn bị cũng có nghĩa là chuẩn bị thất bại. Nhưng dù thế nào bạn cũng cần phải nhớ rằng thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chết người: lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng.