Thuyết minh cây dừa lớp 9 có miêu tả và biểu cảm.
- Mở bài:
Nếu Nha Trang vang danh với bãi biển xanh cát vàng, Đồng Tháp nổi tiếng đến với những đầm sen hồng thì Bến Tre được biết đến với những rặng dừa xanh ngút ngàn. Quả thực, cây dừa có mặt ở khắp mọi miền đất nước nhưng nổi tiếng nhất vẫn là dừa Bến Tre.
- Thân bài:
Nhà thơ Lê Anh Xuân cũng đã từng viết về cây dừa hết sức tha thiết:
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ?
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
Tuy đã hỏi như thế nhưng tôi chắc chắn một điều rằng nhà thơ vẫn chưa thể nào nhận được một câu trả lời thích đáng. Đây thật sự là một bí ẩn vì đến hiện tại người ta vẫn chưa có một lời giải đáp nào thích đáng cho sự ra đời của “tổ tiên” cây dừa.
Theo như nguồn tin của Wikipedia cung cấp thì đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi lớn khi một số học giả cho rằng nó bắt nguồn từ Châu Á nhưng số còn lại vẫn tin rằng nó có nguồn gốc từ miền tây của Nam Mỹ. Tuy nhiên có một điều chắc chắn đó là tuổi thọ của dòng họ dừa đã hơn 15 triệu năm rồi, điều này được chứng minh bằng sự phát hiện các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở New Zealand tương tự như cây dừa. Hơn thế nữa, tại Ấn Độ cũng đã tìm được những hóa thạch tương tự nhưng ở một niên đại sớm hơn. Không những thế, dừa đã được phổ biến khắp vùng nhiệt đới từ rất lâu rồi.
Nhiều giả thiết được đưa ra rằng quả dừa nhẹ và nổi trên mặt nước kết hợp với sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp khác nhau ví dụ như người đi biển mang theo dừa để đề phòng thiếu nước khi gặp nạn. Cũng có lẽ nhờ vậy mà dừa đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu. Điển hình như lời giải thích cho việc quần đảo Hawaii có dừa, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.
Nói về hình dáng thì ta hãy bắt đầu từ dưới lên trên. Nghĩa là từ rễ lên lá của cây dừa giúp cho mọi người hình dung một cách chân thực và sinh động nhất hết mức có thể nhé. Về rễ cây dừa thì nó được sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân và thuộc dạng rễ chùm. Lúc mới mọc có màu trắng sau chuyển thành màu nâu đỏ. Rễ cây dừa không có những rễ lông hút mà chỉ có những rễ dinh dưỡng. Những rễ này hình thành trên rễ chính và tạo ra hình dáng giống chiếc quạt mo rất to và nó có hoạt động như rễ hô hấp, giúp cho cây trao đổi khí. Cây dừa là loài cây chịu nước nhưng không chịu ngập. Trong điều kiện ngập nước liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bộ rễ, làm cho cây dừa giảm sức tăng trưởng. Rễ già sẽ chết và rễ mới phát triển liên tục.
Tiếp đến là thân dừa. Dừa thuộc loại mọc thẳng, không phân nhánh, có hình trụ trông như cây cột điện nhưng nhỏ hơn và có những nốt vằn trên thân do các bẹ dừa để lại. Chiều cao trung bình của dừa khoảng 15 đến 20m. Trong giai đoạn đầu sau khi trồng thân dừa thấp, phát triển chậm, cho đến khi chiều ngang phát triển đủ thì mới bắt đầu cao tiếp nữa. Giao đoạn này kéo dài 4 năm tuỳ vào mỗi giống dừa khác nhau và thường thì thân cây dừa có gốc phình rất to.
Phía trên cùng của thân cây dừa mang tán lá. Mỗi cây dừa trưởng thành thường mang 25 đến 40 tàu lá. Mỗi tàu lá có chiều dài trung bình 4-6m, được chia làm hai phần đó là cuống lá và chét lá. Phần cuống là phần không có lá chét, lồi ở mặt dưới, bằng hoặc hơi lõm ở mặt trên. Phía đáy phình rộng và dẹt hơn ôm chắc lấy thân cây. Mỗi tàu lá có khoảng 90 đến 200 lá chét mỗi bên. Phần lá chét ở 2 bên không đối xứng nhau hoàn toàn. Khi tàu lá rụng sẽ để lại sẹo trên thân cây trơn nhẵn. Thời gian từ khi trồng đến khi nở trung bình từ 30 – 40 tháng.
Thông thường mỗi nách lá mang một phát hoa. Do đó có bao nhiêu lá mới là có khả năng có bấy nhiêu phát hoa được sinh ra mỗi năm. Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng chu. Nghĩa là hoa đực và hoa cái riêng rẻ nhưng cùng nằm ở trên cùng một gié hoa. Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ vào gió và côn trùng. Trong đó ong mật có vai trò quan trọng nhất. Thời gian từ khi tượng đến khi nở trung bình từ 30 – 40 tháng. Đó là thời gian ra hoa lâu nhất trong tất cả các giống cây trồng. Việc nuôi ong trong vườn dừa làm tăng năng suất dừa đáng kể. Không những thế, gió nhẹ giúp cũng góp phần cho dừa tăng khả năng thụ phấn và đậu trái. Đồng thời tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.
Cây dừa cứng cỏi, cao lớn nên những cũng đem lại cho người dùng cho tự nhiên một số hữu ích to lớn và không hề nhỏ như thân hình của nó. Chẳng hạn như về phong cảnh, dừa sáp, dừa lùn có thể dùng để trang trí, làm cho cảnh sắc thêm phần tươi mát, xanh ngát. Khi đi Bến Tre, điều làm chúng ta chú ý đầu tiên là hang cây xanh dài, đứng gần nhau làm cho chúng ta khi đi từ trên cầu cao xuống, thấy chỉ toàn là biển màu xanh từ lá dừa.
Thân dừa còn là chỗ ở của một “món ăn” khá là nổi tiếng của Việt Nam nhưng không kém phần kinh dị đó là đuông dừa. Tuy nó đục khoét và làm hỏng dừa nhưng lại được nhiều người ưa thích vị độ béo, ngon, thơm mùi dừa khi ăn kèm với nước mắm ớt. Còn đối với con người, lợi ích của dừa thì không sao kể hết được, như là trái dừa thì có nước dùng để uống, ngon ngọt nhất là dừa xiêm xanh cho chúng ta cảm giác thanh mát vào những mùa hè nóng bức, hay là sau khi làm việc vất vả tuy nhiên không nên uống nước dừa sau khi đi ngoài nắng về vì dừa dùng để giải khát, nên sau khi uống với số lượng nhiều sẽ làm giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ.
Trái dừa thường mọc đằng sau những tàu lá xanh tươi và một buồng dừa có khoảng 15 trái. Một năm dừa cho khoảng 70 quả. Trọn cuộc đời cây dừa có thể cho từ 300 đén 400 quản ngọt. Trái dừa còn có cơm dừa tươi có màu trắng dùng để ăn không, còn cơm dừa khô thì nạo ra để làm bánh hoặc ăn kèm với xôi để tăng thêm vị ngọt từ dừa. Không những thế cây cầu dừa còn là một hình ảnh thân thuộc của những vùng quê Việt Nam, người dân ở quê thường lấy thân dừa dùng để làm cầu bắc qua kênh rạch vì than dừa cứng. Hơn thế nữa, người ta còn dùng thân dừa để làm cột nhà hay làm ra những đồ thủ công mỹ nghệ, đũa rất là đẹp mắt. Đối với là dừa thì được đem đi gói bánh dừa, tạo nên mùi vị rất thơm và ngon, ngoài ra, trẻ em còn có thể cuốn lá dừa lại làm kèn để thổi, hay làm thành những mô hình con châu chấu.
Không những thế, khi nấu nướng ta cũng có thể dùng lá dừa phơi khô và thân tàu dừa để nhóm lửa, thổi bếp để tạo vẻ mới lạ, thú vị cho món ăn. Muốn nước trà khi rót ra ấm được nóng lâu, người ta thường khoét một lỗ trên trái dừa có kích cỡ vừa đủ với ấm để có thể đặt vào, sau đó lót vải vào bề mặt bên trong để giữ nhiệt, hay có thể dùng để làm gáo múc nước để tắm hay tưới cây vào thời xưa. Dừa là một loài cây thân thiện với con người và thiên nhiên, nó cho chúng ta tất cả mọi thứ nhưng không lấy đi cái gì cả, nên đã được ứng dụng tối ưu vào cuộc sống, được trồng từ cả miền Bắc xuống Nam khiến cho nó càng thêm quí giá và quan trọng, nên trong đời sống của con người, dừa là một cây không thể thiếu.
Các sản phẩm từ cây dừa còn ứng dụng trong học. Nước dừa ngọt mát là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng, bổ sung khoáng chất, tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy cực kì hiệu quả. Nhân dừa non (hủ dừa) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
- Kết bài:
Cây dừa đã sống gắn bó với người nông dân Việt Nam từ bao đời nay. Hình ảnh cây dừa cần mẫn, kiên trì đi sâu vào nền văn hóa dân tộc, trở thành biểu tượng của tấm lòng kiên trung, bất khuất của con người. Những sản phẩm làm ra từ cây dừa mang đậm nét văn hóa dân tộc, góp phần truyền tải vẻ đẹp hồn hậu của dân tộc Việt nam ra với thế giới là niềm tự hào của nhân dân Nam bộ. Với con người, hơn một loài cây trồng, dừa là người bạn gắn kết với con người trong cuộc đời đầy sống gió, gian truân.