»» Nội dung bài viết:
Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công.
- Mở bài:
Nói về thất bại và thành công, có người cho rằng mọi thành công đều phải trải qua những thất bại. Nói như thế có nghĩa là không có công việc nào đi thẳng đến thành công. Để đạt đến mục đích cuối cùng, con người phải phải sẵn sàng chấp nhận những thất bại nhỏ để đạt đến thành lớn. Chính mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công
- Thân bài:
Thất bại là gì?
Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định ban đầu. Khi thất bại, ta sẽ nhận một sự tổn hại nhất định nào đó cả vật chất lẫn tinh thần.
Thành công là gì?
Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định. Thành công khiến con người hạnh phúc và tự tin hơn trong công việc của mình.
Vì sao: Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công?
Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công khuyên chúng ta đừng chán nản hay buông bỏ mỗi khi thất bại mà hãy dũng cảm đứng lên và bước tiếp. Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang vững chắc, nâng bước chan ta tới thành công.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công những cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp. Có thể nói, thất bại là một trạng thái đáng sợ và không ai muốn có. Thất bại tạo ra những cảm xúc tiêu cực, khiến ta khổ đau, chán nản và thất vọng. Thế nhưng, chính trong mỗi thất bại, giúp ta có được bài học sâu sắc và bổ ích
Một người nông dân trồng lúa không thể tránh khỏi nhưng tổn thất do thời tiết, dịch bệnh hay thị trường tiêu dùng gây ra. Mỗi tổn thất sẽ giúp người nông dân tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn đất trồng, thời gia sản xuất, lựa chọn giống lúa để khắc phục sâu bệnh và đáp ứng thị trường. Nếu không có những tổn thất, người nông dân không thể nhận biết được bài học ấy dù có được hướng dẫn. Một học sinh sẽ vấp phải thất bại trong kì thi do những nguyên nhân nào đó mà trước khi thất bại, học sinh ấy không thể ngờ được. Thất bại giúp ta nhận thấy rõ những khuyết điểm của bản thân những cơ hội chiến thắng và can đảm làm lại, mạnh bước đến thành công.
Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công. Đừng xem thường thất bại. Bởi nó có thể hủy diệt chúng ta. Nhưng cũng đừng vội đầu hàng hay gục ngã trước những thất bại nếu ta có cơ hội để làm lại và làm tốt hơn. Hãy xem thất bại là một điều có lí do để nó tồn tại và trách nhiệm của chúng ta là vượt qua nó. Đừng để nỗi khổ đau do thất bại gây ra chiếm lĩnh tâm hồn mình. Hãy gạt bỏ nhưng điều phiền muộn và mạnh mẽ bước ra ánh sáng của niềm tin.
Luôn có những thành công ở phía trước đang chờ đợi người dũng cảm. Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giả pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác. Hãy nhớ rằng, không phải là làm việc mà là làm việc một cách thông mình. Cuộc sống sẽ dạy chúng ta điều đó bằng những thất bại. Nếu ta rút ra được bài học quý giá sau mỗi thất bại thì thành công chính là phần thưởng. Nếu ta không rút ra được bài học nào, tiếp tục sống và làm việc một cách mù quáng, thì thất bại tiếp theo sẽ tìm đến. Nghĩa là, thất bại hay thành công trong công việc, một phần lớn là do chính mỗi chúng ta quyết định.
Cần làm gì để vượt qua thất bại vươn tới thành công?
Điều quan trọng không phải bạn có bao nhiêu khát vọng mà là bạn có bao nhiêu bài học và niềm tin chiến thắng sau chuỗi thất bại đã trải qua. Hãy nâng cao ý chí để bạn không gục ngã mỗi khi thất bại hay lúc niềm tin vào chiến thắng chưa đến. Bạn cũng phải ra sức học tập, nâng cao toàn tri thức, hoàn thiện nhân cách và nghị lực cho bản thân. Đó là ba nguồn sức mạnh để bạn bước tới. Chẳng thà thất bại một cách vinh dự còn hơn là thành công bằng sự gian xảo.
Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có thể được những thành công cho mình và cho xã hội. Năng lực của bản thân là nền tảng vững chắc nhất giúp bạn đứng vững trước những thất bại. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng, cụ thể và khoa học giúp bạn tránh được hoặc ít nhất có những điều chỉnh kịp thời, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất nếu thất bại xảy đến.
Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm để vươn tới thành công. Thất bại chính là người mẹ vĩ đại của thành công. Đừng để nỗi khổ đau, dằn vặt do tổn thất của thất bại gây ra khiến ta gục ngã. Cũng đừng để sự ngu dốt của bản thân làm ta thất bại nhiều lần. Đừng xem thường những thất bại nhỏ. Nên nhớ rằng nhiều tổn thương nhỏ sẽ làm nên tổn thương lớn và đủ sức hủy diệt bản thân và sự nghiệp của mình. Như cha ông đã nói: “đừng để đứt tay chín lần mới có thể lành nghề”
Quyết liệt phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại. Đồng thời không ngừng tạo động lực, cổ vũ những ai đang gặp thất bại lấy lại niềm tin, tiếp tục vươn lên tìm kiếm cơ hội để thành công. Mỗi vết thương sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh hơn.
- Kết bài:
Thất bại không có nghĩa là thua cuộc. Thất bại cũng chưa hẳn sẽ làm cho cuộc đời rẽ hướng. Thất bại chỉ là sự trì hoãn tạm thời của thành công mà thôi. Thất bại chỉ đơn giản là giúp bạn khởi đầu lại một cách sáng suốt hơn mà thôi. Chính sự bỏ cuộc sau thất bại mới là thất bại lớn nhất của mỗi con người. Hãy luôn tin rằng “mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công”.
- Nghị luận: “Trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”
- Nghị luận: “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”
- Suy nghĩ về thói lười biếng qua câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn)
- Nghị luận: “Thành công luôn khiến ta chủ quan. Thất bại khiến ta biết suy nghĩ”
Bài tham khảo:
Có phải thất bại là mẹ của thành công?
- Mở bài:
Không có thành công nào mà không đi qua những thất bại. Hạnh phúc ngọt ngào thường được xây dựng bằng rất nhiều nỗi thương đau. Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai. Thế nhưng, phải chăng, thất bại luôn là người mẹ vĩ đại của mọi thành công?
- Thân bài:
Như thế nào là thất bại?
Thất bại là khi chúng ta không đạt được một mục đích mà mình đã dự định hoặc mong ước sẽ đạt được trong công việc và trong cuộc sống. Thường thì khi thất bại chúng ta sẽ có cảm giác chán nản, kém cỏi, buồn bã. Ngược lại với thất bại là thành công. Thành công là khi ta đạt được, giành lấy được mục đích, lợi ích nào đó mà mình mong muốn.
Đối với học sinh, thành công là khi chúng ta đạt được mục đích nào đó đúng theo ý bạn, hay trong học tập bạn đạt học sinh giỏi, khá này kia làm cho tinh thần bạn cảm thấy phấn chấn, vui vẻ, tự tin. Thành công chỉ có được khi bạn chịu khó làm việc, chấp nhận thất bại, nỗ lực vươn lên… chứ không tự nhiên mà có. Cho nên câu nói “Thất bại là mẹ thành công” có ý nghĩa đúng đắn và sâu sắc.
Không có thành công nào mà không đi qua những thất bại.
Con đường thành công chưa bao giờ dễ dàng. Nếu dễ dàng thì đó không phải là thành công. Bởi lẽ, nếu bạn không thất bại nhiều lần, thì điều hiển nhiên muốn có thành công cũng không được. Tất yếu ở đây là khi bạn thành công hay thất bại thì bạn cũng đã rút ra được bài học quý giá cho chính bản thân. Khi gặp thất bại thì chính bạn đã có thể rút ra được bài học quý giá mà khi thành công bạn không thể nào có được. Cảm giác buồn bã, đau đớn, thậm chí tuyệt vọng sẽ là nguồn sức mạnh kích thích năng lực sinh tồn vốn được giấu kín trong con người. Và khi nguồn sức mạnh ấy được khơi bừng lên, bạn sẽ trở thành người tràn đầy tự tin để tiếp tục cố gắng.
Thất bại của cá nhân trong cuộc đời là điều không thể tránh khỏi. Edison đã trải qua hơn nghìn lần thất bại khi sáng tạo ra bóng điện thắp sáng. Walt Disney đã từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty giải trí hàng đầu thế giới. Tác giả J.K Rowling và tác phẩm trứ danh Harry poster Harry Porter đã bị các nhà xuất bản từ chối hơn 30 lần trước khi nó được in ra và nổi tiếng.
Vượt qua thất bại vươn tới thành công là bản năng của con người.
Từ nhỏ, bạn đi có thể chập chững, lúc ngã thì đó là thất bại. Nhưng khi từ từ đi lên thì nó chính là thành công. Cũng giống như ông Louis Pasteur, từng là một người không giỏi Hoá. Về thứ hạng thì ông đứng thứ 15 trong tổng số 20 học sinh, nghĩa là gần áp chót. Nhưng từ thất bại đó, ông không nản chí, mà cố gắng vươn lên, lấy nó làm động lực để ông trở nên nổi tiếng khi thành nhà bác học.
Thế nhưng không nên để quá nhiều thất bại trong cuộc đời mình bởi nó có thể vùi lấp bản thân ta trong tuyệt vọng. Có thể bạn là người mạnh mẽ. Có thể bạn sẽ vượt qua được nỗi đau thương thi thát bại. Nhưng nên nhớ rằng khong ai có thể hoàn toàn sống trong đau thương và thất bại. Mỗi chúng ta luôn cần có một cuộc đời thật yên bình và hạnh phúc.
Thất bại quá nhiều sẽ khiến ta tổn thất tài sản và cứ như thế là đi đến bờ vực phá sản sớm. Trong kinh doanh, nếu thất bại thì coi như công ty bạn sẽ thất thoát một số tiền có thể lên tới hàng tỷ. Và nếu không đủ để bù lại thì coi như công ty của bạn đi tới bờ vực phá sản.
Hay trong làm ăn, không nói đến kinh doanh, nếu như làm ăn không nổi, không có tiền trả nợ như thuê nhà để buôn bán hay nhiều thứ khác thì cũng như rằng bạn đi đến phá sản luôn.
Với học sinh, thất bại trong học tập và rèn luyện là một điều thật tồi tệ. Bởi chính những thất bại trong học tập tạo nên nguy cơ thất bại trong cuộc sống sau này. Thất bại liên tiếp có thể làm cho học sinh không còn ý chí để tiếp tục công việc bởi mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công.
Thành công khiến ta chủ quan còn thất bại giúp ta biết suy nghĩ. Hãy nhớ rằng bạn có thể chấp nhân thất bại và vượt qua nhưng đừng bao giờ để thất bại quá nhiều lần. Nếu cứ thế thì con đường tương lai của bạn sẽ càng hẹp lại và không bao giờ rộng mở.
Thất bại chưa hẳn mang lại cho ta bài học quý giá.
Thất bại cũng cho ta bài học kinh nghiệm. Với nhiều người “thất bại cũng chưa hẳn sẽ làm cho họ “sáng mắt ra”. Bởi lẽ, khi bạn đã không thành công một cái gì đó mà nó có thể nghiêm trọng thì hẳn bạn sẽ không hề rút ra được bài học cho riêng bản thân.
Không phải ai cũng có thể rút ra được bài học đắt giá mà quý như vàng thế kia. Nhiều người sau thất bại luôn tự trách oán, hận thù, đau khổ hoặc tuyệt vọng. Họ chỉ biết đổ lỗi cho ai đó hay tìm kiếm một lí do nào đó để trốn tránh trách nhiệm hoặc che đậy lỗi lầm.
Nếu quá nhiều thất bại, sẽ khiến cho con người cảm thấy mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Đôi khi có thể chán nản mà bỏ luôn cả tương lai, sa lạc vào các tệ nạn để tự giải thoát mình khỏi những cơn buồn chán và xấu hổ. Những người như thế sẽ không có khả năng thành công.
Không ai chuẩn bị đi đến thất bại đó là điều bạn luôn phải ghi nhớ. Tự nó xảy ra và không ai mong muốn. Nhưng đừng để những sai lầm của bản thân trở thành nguyên nhân sản sinh ra những thất bại. Cũng đừng để nó khiến bạn kiệt quệ đến nỗi không gượng dậy nổi. Đừng để nó chiến thắng ý chí của bạn, khiến bạn bỏ cuộc.
Thất bại không phải lúc nào là mẹ thành công. Có rất nhiều cách để bạn thành công nhưng phải biết suy xét. Đầu tiên là lời nói. Cần cẩn trọng ở lời nói vì khi quyết định nói ra, thì cũng nên suy xét thật kỹ, nếu không suy xét có thể dẫn đến sai lầm và thất bại. Thứ hai là quyết định. Sự quyết định cũng là cái quyết định thành công hay thất bại. Cho nên, nếu có quyết định thì nên đúng lúc, đúng chỗ, không quyết định mà không hỏi ý kiến của những người cấp trên, bởi lẽ chỉ cần 1 quyết định sai, thì bạn sẽ dẫn đưa công ty của mình đến ngã rẽ đó luôn, và coi như là thất bại mà còn theo kiểu thảm hại.
- Kết bài:
Thất bại không phải là cuối cùng. Thất bại cũng không phải là chấm hết. Chính lòng can đảm mới giúp bạn đi tiếp. Câu nói “Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công” cho ta nhiều suy nghĩ. Đừng để thất bại làm lu mờ đi những giá trị trong cuộc sống của bạn. Đừng vì nó mà khiến bạn tuyệt vọng trong chính cuộc sống tươi đẹp này. Hãy cố gắng vươn lên. Trải qua nhiều thất bại trong cái gì đó, tự rút kinh nghiệm rồi cứ thế mà tới với thành công. Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại. Hãy thêm một chút bền bỉ, một chút kiên trì và nhẫn nại, hãy cúi đầu và bước tiếp đến tương lai.