suy-nghi-ve-loi-song-co-long-tu-trong-cua-con-nguoi-trong-cuoc-song-hien-nay-12376-2.jpg

Suy nghĩ về lối sống có lòng tự trọng của con người trong cuộc sống ngày nay

Suy nghĩ về lối sống có lòng tự trọng của con người trong cuộc sống ngày nay

  • Mở bài:

Để gặt hái được nhiều thành công và sống cuộc đời đầy ý nghĩa, con người phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng tự trọng.

  • Thân bài:

Thế nào là sống có lòng tự trọng?

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp  với các chuẩn mực xã hội. Sống có lòng tự trọng là luôn cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách. Người có sống có lòng tự trọng luôn quý trọng tình nghĩa, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Khi mắc phải lỗi lầm, người có lòng tự trọng luôn dũng cảm nhận lỗi và tìm cách khắc phục hậu quả.

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa lòng tự trọng cao quý và tính tự ái tầm thường. Người tự ái chỉ hướng đến bản thân, xem trọng bản thân mình, không tôn trọng lẽ phải. Biểu hiện đó hoàn toàn trái ngược với đức tính tự trọng của con người.

Vai trò và ý nghĩa của lối sống có lòng tự trọng đối với mỗi con người:

Mỗi phẩm chất cao đẹp đều rất cần có ở mỗi con người. Lòng tự trọng cũng vậy. Muốn được mọi người tôn trọng, yêu mếm và giúp đỡ, đạt được thành công trong cuộc sống, con người cần hình thành ở bản thân lòng tự trọng cao cả. Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người. Chính lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vươn lên vượt qua  khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Sống có lòng tự trọng giúp ta nhận biết đúng sai, phải trái. Lòng tự trọng củng cố niềm tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp, là động lực giúp ta biết nhận lấy lỗi lầm và ra sức khắc phục hậu quả. Sống có lòng tự trọng giúp ta biết kiềm chế bản thân, không xúc phạm hay làm hại người khác, sống không tham lam, vụ lợi; không đua đòi, phù phiếm xa hoa.

Người sống có lòng tự trọng luôn thành công và tìm thấy được ý nghĩa sống đích thực. Lúc nào, họ cũng hướng đến những giá trị lớn lao. Sống có ước mơ, hoài bảo và khát vọng cao cả. Họ cũng hướng đến xây dựng cộng đồng vững mạnh, đất nước phồn vinh.

Người sống có lòng tự trọng căm ghét cái xấu, cái bất công trong xã hội. Họ là những chiến sĩ bảo vệ công lý, đem lại sự an bình cho xã hội. Bởi thế, họ luôn được mọi người tin tưởng, tôn trọng và yêu quý.

Phê phán những người sống không biết tự trọng:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống không có lòng tự trọng. Họ sống bằng lòng tự ái tầm thường, thấp kém. Trong cuộc sống, họ thường là người ích kỉ, nhỏ nhen, hay so đo tính toán và ganh tỵ với người khác. Bởi thế, họ thường bị mọi người chê bai, xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Sống phải có lòng tự trọng. Tự trọng là một phẩm chất cao quý và cần có ở mỗi con người. Là học sinh cần phải rèn luyện lòng tự trọng, biết tự trọng bản thân và tôn trọng người khác.

  • Kết bài:

Người sáng suốt luôn coi trong việc rèn luyện và thực hành lòng tự trọng. Bởi không có phẩm chất nào có thể giúp con người trở nên trong sạch và cao quý bằng lòng tự trọng.

* Tục ngữ, thành ngữ về tự trọng:

– “Chết vinh còn hơn sống nhục”
– “Chết đứng còn hơn sống quỳ”
– “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
– Thà rằng ăn bát canh rau
  Còn hơn cá thit nói nhau nặng lời”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang