nhan-vat-phuong-dinh

Cảm nhận về nhân vật Phương Định.

Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

  • Mở bài

– Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

– Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ

  • Thân bài:

1. Vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của Phương Định.

– Với khí thế chiến đấu và chiến thắng của dân tộc, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

– Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường. Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy).

Phương định mang phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, gan dạ, kiên cường:

+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.

+ Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.

Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết:

+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục

→ Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng

Phương Định có tâm hồn trong sáng, mơ mộng:

+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc

+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên

+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

– Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc

+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng

3. Từ nhân vật Phương Định, nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ.

+ Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

+ Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

+ Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

  • Kết bài:

– Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất. Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.


* Tham khảo:

  • Mở bài:

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay và nổi bậc nhất của nhà văn Lê Minh Khuê. Thành công của truyện không những miêu tả sống động vẻ đẹp tâm hồn và cuộc sống chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong mà còn khắc họa đậm nét vẻ đẹp của nhân vật phương Định, một cô gái trẻ, một chiến sĩ kiên cường, trẻ trung, đầy mơ mộng và ước mơ.

  • Thân bài:

Phương Định là một cô gái xinh đẹp, nét đẹp rất dễ khiến cho mọi người xung quanh quý mến cô. Nên chính vì vậy Phương Định luôn tự tin về tất cả mọi thứ của bản thân mình. Vẻ đẹp của Phương Định được đánh giá từ điểm nhìn của các chiến sĩ lái xe thường ghé qua nơi ở của cô và đồng đôi. Với các chiến sĩ, cô có một vẻ đẹp kiêu kì. Cô cũng tự nhận mình là một cô gái khá và rất tự hào về điều đó.

Cô có giọng hát thật hay. Giọng hát bay bổng, ngân vang của cô là thứ để cho ta cảm nhận được cái tự tin kiêu kỳ của cô gái này. Một giọng hát hay và cô hay hát sau những lần nỗi nhớ dâng trào. Cô yêu dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Yêu cái nhiệt huyết của bài Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô. Những bài hát hùng hồn với lời ca đầy mạnh mẽ đã làm tôn lên thêm cái vẻ đẹp của cô gái thanh niên xung phong. Những bài hát như cứ được vang lên mãi trong cái khắc nghiệt của chiến tranh càng làm nổi bật lên cái vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định. Cô yêu và khát khao về một hòa bình, với trái tin cùng chung một nhịp vố bài hát. Bài hát có nhịp điệu hào hùng thù trong Phương Định lại có những lời thúc giục hào hùng.

Tâm hồn Phương định rất tinh tế và nhạy cảm. Cô hay nhớ về kỷ niệm xa xăm về Hà Nội. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô. Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ. Niềm vui ấy vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.

Phương Định là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin và giàu lòng tự trọng. Trong công việc, Phương Định luôn hăng say và hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cô đài các như thế thì hiếm ai nghĩ cô sẽ làm những công việc cực khổ như thế. Khi gỡ bom, cô luôn luôn sợ hãi. Mỗi lần phá bom đối với cô là mỗi lần sợ sệt và run sợ. Nhưng cô luôn hoàn thành và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cô luôn luôn xông xáo trong mọi việc, từ việc chấp nhận từ bỏ mọi thứ để ra chiến trận. Đến việc hăng say và nhiệt huyết trong công việc gỡ bom. Luôn sợ sệt và yếu đuối nhưng cô gái trẻ này vẫn tự tin và cố gắng hết sức của bản thân mình chỉ để hoàn thành nhiệm cụ được giao.

Cô cũng nghĩ đến sợ cái chết nhưng rồi lại quên mờ nhạt trong suy nghĩ của bản thân: “mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẫn trong ruột những quả bơm.” “Quen rồi . Một ngày chúng tôi phá bơm đến năm lần . Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt , không cụ thể. Còn cái chính: Liệu mìn có nổ, bom có nổ không ?”. Với những cảnh tượng gỡ bom của Phương Định được tác giả diễn tả rất đặc sắc và sống động. Mỗi khi gỡ bom, cô luôn sợ sệt mặc dù cô đã gỡ bom rất nhiều lần. Ở bên cạnh quả bom như kề sát với cái chết bất ngờ, căng thẳng, hồi hộp chờ bom nổ.

Mỗi lần phá bom là mỗi lần thử thách đối với cô. “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình , tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi cứ có thể đường hoàng bước tới trước.  “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Một tiếng độ g sắc sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành…”

Có những lúc tưởng chừng như sẽ hi sinh, thế nhưng Phương Định vẫn giữ được nhiệt huyết như lúc đầu. Cô bản lĩnh và tự tin, luôn kiêu kì và làm chủ mọi việc bản thân mình đang làm. Đấy là những đặc điểm bổi bật và đặc sắc nhất mà tác giả đã nêu lên để miêu tả nét đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của Phương Định.

Trong tình cảm đồng đội, cô gái thanh niên xung phong Phương Định luôn luôn gắn bó và keo sơn bao giờ hết. Tình cảm của cô và hai người còn lại rất tốt và yêu thương nhau. Chính vì vậy, đấy là lí do để ba người họ cùng chung một nhịp đập của con tim, cùng hợp sức, đoàn kết và chăm sóc nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Đấy là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng bất diệt. Một tình bạn rất đẹp và luôn luôn đoàn kết hi sinh cho nhau. Cô cũng dành nhiều sự quan tâm đến các đồng chí lái xe và anh địa đội trưởng nữa. Cô ngưỡng mộ những con người anh hùng đang chiến đấu vì đất nước. Đối với cô, mỗi chiến sĩ trên trường Sơn đều là những anh hùng đích thực.

Lê Minh Khuê đã nói lên rất rõ cái tình cảm keo sơn, gắn bó của tình đồng chí. Dù trong hoàn cảnh nào thì tinh thần đoàn kết. Đặc biệt ,trong hoàn chiến tranh, một hoàn cảnh khốc liệt đã giết chết bao nhiêu mạng người nhưng trong thời điểm này, tình đoàn kết là trên hết và nó hơn thế nữa là nó có thể giúp con người có can đảm để vượt qua cái chết. Bởi trong một tập thể, một đội ngũ thì tình đoàn kết găn bó keo sơn là quan trọng hơn hết. Nó giúp con người với con người gắn bí với nhau. Giúp ta vượt qua mộ rào cản của hoàn cảnh. Tác giả là người hiểu rõ được vấn đề này, cô đã nêu cao tinh thần đồng đội của Phương Định và những người bạn một cách rất thành công.

  • Kết bài:

Có thể nói, Phương Định là nhân vật đã được nhà văn ưu ái trau chuốt khá kĩ. Cô đẹp cả ở hình thức lẫn trong tâm hồn. Thế nhưng, vẻ đẹp ấy gắn liền với cuộc chiến đấu, với hiện thực khốc liệt nơi chiến trường chứ không phải lí tưởng hóa như nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Thành công của Lê Minh Khuê là không để nhân vật tách mình ra khỏi tập thể mà cùng tập thể làm nên những kì tích. Đó là điều mà nền văn học cần, nhân dân, đất nước rất cần trong cuộc chiến khốc liệt chống kẻ thù.

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang