Vẻ đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

phan-tich-va-cam-nhan-nhung-net-chung-va-rieng-trong-ve-dep-tam-hon-cua-ba-nu-thanh-nien-xung-phong-qua-truyen-ngan-nhung-ngoi-sao-xa-xoi-cua-le-minh-khue-12037

Vẻ đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

  • Mở bài:

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay và nổi bậc nhất của nhà văn Lê Minh Khuê. Tác phẩm kể về cuộc sống và chiến đâu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ trong giai đoạn ác liệt. Đó là những cô gái còn trẻ tuổi, chừng mười tám hai mươi. Họ tạm biệt gia đình, quê hương, nghe theo tiếng gọi của con tim luôn hướng về Tổ quốc để tình nguyện đi chiến đấu trên con đường Trường Sơn đầy khó khăn và thách thức này. Những cô gái từ bỏ đi ước mơ, tuổi thanh xuân để làm nhiệm vụ bảo vệ những con đường cho xe thẳng ra tuyền tuyến. Công việc gian nan, ẩn chứa đầy hiểm nguy, chết chóc nhưng không thể nào khiến họ sợ hãi hay sờn lòng. Ngoài những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ, ở họ còn có những nét riêng của cá tính hét sức dễ thương và thật đáng trân trọng.

  • Thân bài:

Vẻ đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Ba nữ thanh niên xung phong mang phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ kiên trung, bất khuất. Ba cô gái đều có chung một tinh thần trách nhiệm cao với công việc họ đang làm. Bởi công việc hết sức nguy hiểm và gian khó, đòi hỏi ở họ một tinh thần vững vàng, trách nhiệm cao mói có thể hoàn thành được và tránh những rủi ro. Trong công việc của họ, thất bại đồng nghĩa với cái chết. Vệc san lấp mặt đường tuy vất vả nhưng rồi sẽ hoàn tất mà không có rủi ro gì. nếu địch có tuần tra hay càn quét, các cô tìm nơi ẩn nấp là xong. Còn trong nhiệm vụ phá bom, các cô phải hợp đồng tác chiến hết sức cẩn trọng. Chỉ cần một người sơ xuất, qua bom nổ, cả tổ sẽ hi sinh.

Họ rất bình tĩnh, gan dạ và có tinh thần dũng cảm trước những tình huống không mấy tốt đẹp. Mỗi khi nhận được lệnh là lên đường làm nhiệm vụ ngay tức khắc. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình. Họ hi sinh thân mình, sẵn sàng ra đi bất cứ lúc nào để có được con đường bằng phẳng cho mọi người.

Mặc dù không phải là chị em ruột thịt, nhưng họ cùng sống chết vì đồng đội, vì Tổ quốc, cùng một nhiệm vụ, trên cùng một mặt trận và cùng một tâm hồn tươi đẹp. Họ có tình đồng đội gắn bó, tốt đẹp, thấu hiểu nhau và trân trọng những giây phút bên cạnh nhau. Họ cùng nhau vui đùa lúc giải lao, lúc ra trận họ lo lắng cho nhau, giúp đỡ nhau. Khi có một người nào đó bị thương, họ liều mình cứu giúp và an ủi, động viên. Họ tiếp sức cho nhau để vượt lên mọi thử thách, khó khăn. Cuộc sống ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời, bởi họ biết họ còn cố gắng chiến đấu dài lâu. Nên chỉ có sức mạnh của lòng tin, của niềm hi vọng mới có thể giúp những nữ thanh niên xung phong vững vàng trên con đường đầy gian khổ. Chiến trường không làm cuộc sống của họ mất đi sự rộn ràng của tiếng cười và niềm vui vì họ là ba cô gái với ba tâm hồn cao cả.

Mỗi người có một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam.

Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường. Nho có những sở thích thêu thùa, may vá. Thao thích chép những bài hát và ca những bài hát ấy. Còn Phương Định luôn mơ mộng và hoài niệm quá khứ, những kí ức. Niềm tin tưởng tiếp thêm sức mạnh giúp họ vượt qua những khó khăn, hiểm nguy.

Chị Thao – tổ trưởng luôn dẫn dắt hai người còn lại đi trên những con đường bom đạn. Nhưng trong tâm hồn chị Thao cũng không thiếu những khát khao và ước mơ của tuổi trẻ. Trong công việc, chị  rất bình tĩnh và gan dạ. Nhưng không ai ngờ con người không sợ cái chết lại sợ máu. Khi thấy máu là mặt chị tái méc, quay mặt đi chỗ khác nhắm mắt lại. Thế nhưng, mỗi khi biết rằng có cái gì đó không tốt lành sắp xảy ra là chị Thao lại tỏ ra bình tĩnh đến mức người khác phải ngạc nhiên về sự bình tĩnh của chị và chị thường lấy bánh quy trong túi ra và thong thả nhai.

Chị hay tỉa đôi lông mày của mình rất cẩn thận, tỉa nhỏ như cây tăm nhìn rất táo bạo. Điều không ai quên được là giọng hát của chị. Chị hát không hay, giọng hát không mượt mà, uyển chuyển nhưng chị lại có ba quyển sổ dày để chép những bài hát và rãnh rỗi là chị ngồi lật sổ ra và chép bài hát.

Còn Nho lại là cô gái hoàn toàn khác biệt, có những lúc cô bướng bỉnh, mạnh mẽ. Có lúc cô lại lầm lì, buồn bã. Nhưng không vì thế mà Nho mất đi vẻ dễ thương, hồn nhiên của mình. Cô thích làm nũng với chị Thao và Phương Định. Nho đại diện cho hình ảnh mỏng manh nhưng dũng cảm giữa chiến trường ác liệt, chết chóc.

Phương Định là nhân vật chính và cũng chính là nhân vật kể chuyện. Một cô gái Hà Nội trẻ trung, năng động và xinh xắn. Cô nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kí ức về gia đình và về thành phố của chính mình. Cô luôn xung phong đi đầu khi có nhiệm vụ phá bom, cô luôn luôn ổn định tinh thân và trong tư thế sẵn sàng ra trận mọi lúc. Cô luôn xem chị Thao và Nho như người nhà của mình, hết lòng yêu thương và quý mến mọi người. Cô rất có trách nhiệm với công việc của mình và luôn quyết liệt bảo vệ mọi người. Nhưng có nhiều lúc Phương Định thu hẹp thế giới của cô lại đến chừng như cả chị Thao và Nho cũng không hiểu được Phương Định cô đang có chuyện gì khó nói hay có tâm sự trong lòng.

Mỗi người có một cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về ba cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tả hết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rất đời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng – những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.

Hình ảnh nữ thanh niên xung phong kiên trung, quả cảm trở thành cảm hứng chung của nền văn học một thời kì. Lâm Thị Mĩ Dạ viết Khoảng trời hố bom, Phạm Tiến Duật viết Gửi em cô thanh niên xung phong, Nguyễn Minh Châu viết Mảnh trăng cuối rừng, … ở bất kì tác phẩm nào ta cũng đều thấy ở họ ngoài những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ Việt Nam còn có những vẻ đẹp tâm hồn riêng cũng hết sức cao đẹp và đáng trân trọng. Chính những điểm riêng ấy làm cho cuộc sống nơi rừng núi bớt phần đơn điệu, giúp cho đồng đội của họ cảm thấy thú vị và tin yêu hơn,

  • Kết bài:

Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê khơi lên những cảm xúc khó giải thích trong lòng người đọc. Tác giả làm nổi bật lên nét đẹp tâm hồn của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhân vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi - Theki.vn
  2. Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất anh hùng của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa sôi - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.