tuyen-tap-nhung-de-thi-hay-nhat-luyen-thi-tuyen-sinh-10

Tuyển tập đề thi tuyển sinh Ngữ văn hay nhất

Tuyển tập đề thi tuyển sinh Ngữ văn hay nhất.

ĐỀ BÀI 1:

Câu 1 (3,0 điểm).

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT thực hiện rà soát, bảo đảm tất cả bản đồ giáo khoa đều có vẽ và ghi tên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Đồng thời, chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường giáo dục lịch sử địa phương ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, đưa giáo dục biển đảo, chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào phần giáo dục địa phương của các tỉnh, thành phố.

Hầu hết các tỉnh ven biển (nhất là các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…) đã biên soạn nội dung về vị trí địa lý, lịch sử, phát triển kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của địa phương; đã tiến hành tập huấn và giảng dạy những tài liệu này.

Văn bản trả lời nhấn mạnh: “Vấn đề giáo dục về biển đảo nói chung (trong đó có vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa) hiện nay đã được đưa vào dạy học khá toàn diện trong nhà trường. Tuy nhiên, do sách giáo khoa giáo dục phổ thông được ban hành từ những năm học trước nên việc cập nhật bổ sung những vấn đề mang tính thời sự liên quan đến biển đảo nói chung và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng còn chưa kịp thời”.

Văn bản trả lời cũng lưu ý, đưa nội dung giáo dục về biển đảo vào tài liệu Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam”. Tổ chức tập huấn giáo viên môn địa lý và môn lịch sử về nội dung và cách thức lồng ghép giáo dục biển đảo trong các môn học có liên quan; tăng cường các hoạt động ngoại khóa về giáo dục biển đảo như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo; lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015) một cách đầy đủ, phù hợp các nội dung giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức dạy học lịch sử nói chung và nội dung biển đảo nói riêng; tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh.

(Theo Phong Điền)

a. Nội dung văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? (1,0 điểm)

b. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)

c. Trong văn bản Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT, những hoạt động nào ngoài chương trình dạy học chính khóa cần được thực hiện để việc tăng cường giáo dục ý thức về biển đảo cho học sinh? (0,5 điểm)

d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 dòng) nêu ý kiến của bản thân về ý nghĩa của vấn đề giáo dục về biển đảo cho thanh thiếu niên.  (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Tác giả Hàn Sĩ Huy đã viết như sau:“Các hoạt động của Đoàn cũng chỉ bó quanh câu chuyện “đàn  ca hát nhảy là chính, chưa thật sự đi sâu vào bản chất và nhu cầu thực sự của thanh niên. Cái thanh niên cần là tri thức và công việc”. (Trích tạp văn Ngẫm ngợi ngày qua)

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 hang giấy thi) nêu ý kiến của em.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Tình đồng chí, đồng đội là một trong những tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Dựa vào hai tác phẩm thơ đã học trong chương hình Ngữ văn 9 (học kì I), em hãy làm bật lên tình cảm cao đẹp đó của các anh bộ đội cụ Hồ.

Đề 2:

Trong những giai thoại về thi sĩ lừng danh Basho (Nhật Bản), tương truyền có một mẩu chuyện rất thú vị. Một nhà thơ trẻ mang bài thơ mới sáng tác tới gặp Basho để nhờ ông góp ý. Bài thơ như sau:

Con chuồn chuồn đỏ
Ngắt đi đôi cánh
Quả ớt.

Basho mỉm cười và bảo: “Đó không phải là thơ”. Ông đề nghị thi sĩ kia chỉnh lại như sau:

Quả ớt
Chắp thêm đôi cánh
Con chuồn chuồn đỏ.

Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết bài văn với nhan đề: “Văn học đem đến những phát hiện diệu kì”.

GỢI Ý GIẢI ĐỀ:

Câu 1: (3,0 điểm)

a. văn bản trên đề cập đến vấn đề Đưa nội dung Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa mới
Thứ Tư của Thủ tướng Chính phủ trong bài trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc vấn đề giáo dục về biển đảo.

b. Phép liên kết được sử dụng trong văn bản:

Phép thế (“văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dưcmg Trung Quốc vấn đề giáo dục về biển đảo thế bằng “văn bản này…”

– Phép lặp từ ngữ (Thủ tướng Chính phủ)

c. Trong văn bản Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT, những hoạt động ngoài chương trình dạy học chính khóa cần được thực hiện để tăng cường giáo dục ý thức về biển đảo cho học sinh là:

  • Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam”.
  • Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về giáo dục biển đảo như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo.
  • Lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào nội dung sinh hoạt đầu tuần chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

d. Nêu ý kiến của bản thân về ý nghĩa của vấn đề giáo dục về biển đảo cho thanh thiếu niên. Đoạn văn đảm bảo các nội dung:

  • Có thêm những hiểu biết rất cần thiết về lịch sử hình thành, tranh đấu đế giữ gìn biển đảo nói riêng và công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc nói chung.
  • Tăng cường ý thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ nói chung.
  • Góp phần cụ thể hóa và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống vẫn còn chung chung, mang nặng tính khẩu hiệu.

Câu 2: (3,0 điểm

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 2:

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tín ngưỡng dân gian cho rằng phóng sinh là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Tục thả chim phóng sinh (sanh) vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm và ngày lễ đặc biệt những ngày đầu năm mới. Người phóng sinh theo đó sẽ được hưởng phước lành vì đó là một hành động thiện nguyện, hướng về điều tốt lành. Có lẽ, người thả chim phóng sinh cũng có chung một ước nguyện là “cầu phúc”. Có người khi thả còn quỳ xụp khấn vài câu xin cho gia đạo được bình yên vô sự.

Mặc dù, ở một vài nơi, chính quyền địa phương đã có thông báo cấm bày bán các loại chim phóng sinh nhưng nhiều người vẫn lén lút, tấp nập mua bán, nhất là vào những ngày lễ vía. Tại các sân chùa hoặc khu hành hương, nơi nào không có bảo vệ, họ xách lồng bày bán công khai, chim cắn mổ nhau kêu la. Nơi nào có bảng cấm, họ mời khách đến điểm hẹn. Cũng có người ngụy trang bằng cách nhốt chim trong từng túi lưới, con nào con nấy đuối sức. Khi thả ra ngoài, chúng loạng choạng không bay nổi, rơi xuống đất làm mồi ngon cho lũ mèo.

Ở đời, bề mặt càng lớn thì bề trái càng to. Càng đông người thả thì càng đông người bán chim, càng đông người săn lùng khiến cho các loài chim nhỏ bé như manh manh, vồng vộc, áo già, củ lý, lá rụng,… không còn chốn dung thân. Xem ra, người mua chim phóng sinh và người bán chim phóng sinh chỉ cách nhau có một đường ranh thiện và ác.

(Theo tuoitre.vn)

a. Xác định hai từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
b. Tác giả đã nêu lên những tác hại nào mà việc phóng sinh gây ra với các loài chim.? (0,5 điểm)
c. Vì sao tác giả bài viết trên lại cho rằng: “người mua chim phóng sinh và người bán chim phóng sinh chỉ cách nhau có một đường ranh thiện và ác?” (1,0 điểm)
d. Nêu ý kiến của bản thân về ý kiến sau: “Người phóng sinh thay dùng tiền mua chim phóng sinh, chúng ta đem giúp cho người nghèo sẽ tốt hơn” (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

“Có một loại người như thể giếng nước. Mới nhìn, cái giếng ấy chẳng qua là một vũng nước đọng, mãi lặng yên, dù gió có thổi đến cũng không hề gợn sóng. Kẻ qua đường chẳng mấy ai dừng ngắm xem.

Nhưng có một ngày, nếu bạn khát nước, lấy gàu đến múc uống. Bấy giờ bạn mới kinh ngạc phát hiện: cái giếng ấy, nước múc lên sao mà trong, mà mát, vị nước ấy thật ngọt ngào”.

(Trích Giếng nước – Vưu Kim, Ngữ văn 10 nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 181)

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về loại người “như thể giếng nước” đã nêu trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã để lại cho người đọc những ấn tượng thật đẹp về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Em hãy phân tích nhân vật Phương Định để làm bật lên vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Liên hệ với đoạn thơ sau của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được điểm gặp gỡ của hai tác giả.

“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”

(Trích Khoảng trời, hố bom Lâm Thị Mỹ Dạ)

Đề 2:

Trong tập tiểu luận Theo giòng, nhà văn Thạch Lam lại đặt ra yêu cầu: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chỉnh ở chẽ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”

Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học vãn, em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Học sinh nêu hai trong số các từ sau: tín ngưỡng, phóng từ bỉ, nghiệp chướng, thiện nguyện, gia đạo, bình yên, chính quyển, địa phương, hành hương, cồng khai, ngụy trang.

b. Những tác hại mà việc phóng sinh gây ra với các loài chim:

  • Chim bị nhốt trong từng túi lưới, con nào con nấy đuối sức, thả ra loạng choạng rồi rơi xuống đất làm mồi ngon cho lũ mèo.
  • Nhiều người săn lùng khiến cho các loài chim nhỏ bé như manh manh, vồng vộc, áo già, cú lý, lá rụng, chim sắt… không còn chốn dung thân.

c. Nguyên nhân tác giả bài viết trên lại cho rằng: “người mua chim phóng sinh và người bán chim phóng sinh chỉ cách nhau có một đường ranh thiện và ác”.

  • Tuy mục đích của người mua chim phóng sinh là để giải thoát cho chúng; nhưng đồng thời việc làm ấy của họ chính là nguồn lợi kích thích người bán chim phóng sinh tiếp tục săn bắt, tàn sát chim muông.
  • Việc phóng sinh vốn mang tính thiện của họ trở nên gần với cái ác khi nó gián tiếp khiến việc sát sinh phát triển và là động lực cho cái ác nảy sinh.

d. Viết đoạn văn nêu ý kiến của bản thân về ý kiến: “Người phóng sinh thay dùng tiền mua chim phóng sinh, chúng ta đem giúp cho người nghèo sẽ tốt hơn”, cần đảm bảo các ý sau:

  • Ý kiến trên rất hữu ích khi đưa ra lời khuyên về việc trước khi khởi phát lòng trắc ẩn với muôn loài thì nên mở lòng nhân ái với những số phận con người bất hạnh trong xã hội.
  • Ý kiến trên kêu gọi tinh thần tương thân tương ái cũng như chỉ ra cách thức làm điều thiện thiết thực.
  • Để điều chỉnh việc làm này thì quan trọng nhất là mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức của mình.

Câu 2: (3,0 điểm) 

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 3

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục. ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,… Ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là bệnh ”khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi về vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học California, Los Angeles UCLA;Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kỳ 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật    nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…) ”, anh Hiếu chỉ ra.

Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để hiện thực hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công quản thời gian,… không quản lí quỹ thời gian mình đủng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này sang ngày khác. Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân.

Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quí giá thì ngay từ bây giờ các bạn cố săn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm?

(Lần lữa — “căn bệnh” khỏ chữa của người trẻ – Hoa Nữ)

a. Xác định hai phép liên kết được sử dụng trong các câu văn in đậm. (0,5 điểm)

b. Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? (0,5 điểm)

c. Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sản sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc”sẽ khiến giới trẻ làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quí giá” (1,0 điểm)

d. Nêu ý kiến của bản thân về những biện pháp để khắc phục “căn bệnh” lần lữa đã nêu. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Nicholas Muưay Bulter cho rằng: “Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội; người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn”

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về ý kiến trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Cảm nhận về tình yêu quê hương, gia đình được thể hiện qua hai đoạn thơ sau để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

Đề 2:

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “Cuộc đời mở ra cùng trang sách”.

Gợi ý trả lời:

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Xác định hai phép liên kết được sử dụng trong các câu văn in đậm:

  • Phép lặp từ (người trẻ, căn bệnh).
  • Phép thế (“này” thay cho “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay”).

b. Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh’ lần lữa rất khó chữa:

  • Ý chí và tinh thần của chính bản thân họ chưa đủ mạnh mẽ.
  • Chưa thật sự nghiêm túc với bản thân.
  • Còn nuông chiêu cảm xúc của mình.

c. Nguyên nhân Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa sàng nghiêm túc với bản thân”và “nuông chiều cảm xúc”sẽ khiến giới trẻ làm ban than, tự tước bỏ những cơ hội quí giá.

Vì cơ hội rất hiếm có, hơn thế thời đại hiện nay luôn yêu cầu sự năng động, khả năng cập nhật liên tục để thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp mà năm bắt được thời cơ.

Họ chưa chiến thắng được bản thân thì khó lòng chiên thăng được hoàn cảnh, sẽ con gặp rất nhiều trở ngại trên con đường đi đên thành công.

d. Ý kiến của bản thân về những biện pháp để khắc phục “căn bệnh lần lữa:

  • Tham gia những chương trình tập huấn, những khóa đào tạo vê kĩ năng mềm như sắp xếp công việc, quản lí thời gian…
  • Tìm môi trường học tập và làm việc thích hợp, xung quanh là người trẻ năng động và trải nghiệm đủ lâu với môi trường đó.
  • Hoàn thiện bản thân bằng sự năng động, tính cách quyết đoán cũng như tạo thói quen “việc hôm nay chớ để ngày mai”.

Câu 2: (3,0 điểm) 

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 4:

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ở Sài Gòn, mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng ngàn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh.Nêu sông chừng vài năm ở thành phô này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà miễn phỉ trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như ỉà một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chỉ, một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà miễn phỉ, coi đỏ như là nét đẹp tự nhiên của người dân Sài Gòn. May năm gần đây, những quản cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín hiệu tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khả hơn, giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vân còn quanh. Không chỉ người dân ý thức được việc làm thiện nguyện, mà ngay cả lãnh đạo thành phố cũng là những người tiên phong trong xây dựng thương hiệu Thành phố Hồ Chí Minh thành phố nghĩa tình, là nơi đầu tiên khởi phát phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương mà sau này lan rộng ra cả nước.

(Tuệ Hoan)

A. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm. (0,5 điểm)
b. Theo tác giả bài viết, thương hiệu “Thành phố Hồ Chí Minh thành phổ nghĩa tình ”được tạo nên từ những việc làm gì? (0,5 điểm)
c. Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì khi phản ánh sự việc trong văn bản? (1,0điểm)
d. Nêu ý kiến của bản thân về tác dụng của những nghĩa cử đã được đề cập ừong văn bản trên. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Nước Việt thời Xuân Thu, có một cô gái tuyệt tên Tây Thi, nhất cử nhất động của nàng vô cùng duyên dáng. Mỗi lần Tây Thi đau ôm có thói quen lấy tay ôm ngực, đôi chân mày nhăn lại trông càng say đắm lòng người. Vì thế, người trong vùng lưu truyền thành ngữ là bệnh Tây Thỉ, ám chỉ người đẹp thì cử chỉ nào cũng đẹp.

Thôn gần đó, có cô gái tên là Đông Thi dáng hình xấu xí.  Cô ta biết chuyện, tìm đến bắt chước cử chỉ của Tây Thỉ. Sau khi bắt chước tây Thi đã thành thạo, Đông Thi mới trở về nhà. Một hôm, muốn cho trai làng chú ý, Đông Thi giả bệnh, vừa kêu rên, vừa nhăn chân mày và lấy tay ôm ngực. Mấy chàng trai làng nghe tin vội đền thăm. Đông Thì ngày thường đã xấu, nay trông càng tệ hơn, mấy chàng trai vội lảng ra xa và che miệng cười khiến Đông Thi vô cùng xấu hổ.

(Trích Thuật sống của người Trung Hoa, NXB Giáo dục, tr. 95 – 96)

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về vấn đề rút ra từ câu chuyện trên.      .

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

(Đồng chí – Chính Hữu)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của người lính thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với một số đoạn thơ, khổ thơ ngợi ca vẻ đẹn phẩm chất của người lính để thấy sự gặp gỡ của những tác giả khi viết về đề tài này.

Đề 2:

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “Văn học góp phàn dựng xây tâm hồn”

Gợi ý trả lời:

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm: Nói quá.

b. Theo tác giả bài viết, thương hiệu “Thành phố Hồ Chỉ Minh thành phố nghĩa tình ”được tạo nên từ những việc làm sau:

  • Xây dựng nhà tình nghĩa cho những người có công với cách mạng ,. Xây dựng nhà tình thương cho người lao động nghèo.
  • Đặt bên đường các máy uống nước, các bình trà miễn phí, mở những quán cơm 2000 đồng.

c. Tình cảm, thái độ của tác giả khi phản ánh sự việc trong văn bản:

  • Trân trọng, ngợi ca những việc làm ân tình, vị tha của lãnh đạo và người dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với những người có công hoặc gặp nhiều khó khăn.
  • Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống.

d. Viết doạn văn trình bày ý kiến của bản thân về tác dụng của những nghĩa cử đã được đề cập trong văn bản trên đảm bảo các ý sau:

  • Khẳng định giá trị đích thực của cuộc sống: Người với người sống quan tâm, chia sẻ với nhau.
  • Tình cảm này đem lại nhiều điều tích cực cho cả người nhận (nguồn động viên, an ủi lớn lao, sự tiếp sức kịp thời, niềm tin vào cuộc sống) và cả người cho (niềm vui, hạnh phúc, ý nghĩa sống).
  • Góp phần giữ gìn và phát huy đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 5:

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ở ngay bờ hồ Hoàn Kiếm, có một núi đá nhỏ là Tháp Bút. Sĩ phu Bắc Hà tự hào với biểu tượng của đạo học này lắm, đi qua bờ hồ chỉ nhìn từ xa đã thấy, ba chữ son đỏ chót: “Tả thanh thiên ”(nghĩa là viết lên trời xanh). Hướng dẫn viên du lịch nào cũng thuộc nằm lòng chuyện này để giới thiệu với du khách. Trừ một việc rất xẩu hổ, đổ là khỉ khách nước ngoài chiêm ngưỡng Tháp Bút ở khoảng cách gần.

Bốn mặt tháp đả, phủ kín những dòng nội dung đa dạng, từ tên tuổi, địa chỉ,số điện thoại, cho đến thề non hẹn biển, quyết chí thành công, cầu mong đỗ đạt, hoặc đơn giản là “Tôi đã đến đây Ị Đấy chỉ là một dụ biểu. Bất kỳ người Việt Nam nào cũng có thể kế ra dẫn chímg của việc “đánh dấu lãnh thỏ ”theo những cách kinh khủng mà đồng bào mình thực hiện trên các dì tích, các công trình nối tiếng từ Nam chí Băc.

Hình ảnh Bút Tháp ở Hà Nội trông như một sự mỉa mai. Các bậc trí giả xưa, dù đã đề bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu văn bia cổ tự,vẫn còn mang tham vọng lên trời xanh để tỏ chí lưu danh cùng trời đất. Ngày nay, chỗ đó thành địa điểm để thể hiện một chí lưu danh mới, của một thế hệ được cho là có học hơn.

(Trích Lưu danh – Gia Hiền)

a. Nêu nội dung của văn bản trên. (1,0 điểm)

b. Xác định hàm ý của câu văn: “Ngày nay, chỗ đó thành địa điểm để thể hiện một chí lưu danh mới, của một thế hệ được cho là có học hơn”. (0.5 điểm)

c. Vì sao tác giả cho rằng “Hình ảnh Bút Tháp ở Hà Nội trông như một sự mỉa mai ” (0,5 điểm)

d. Nêu ý kiến của bản thân về những việc cần làm để chấm dứt tình trạng “đánh dấu lãnh thổ” theo những cách kinh khủng trến các di tích, các công trình nổi tiếng. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Đại văn hào Mark Twain nói: “Để thành công, bạn cần hai điều: ngu dốt và tự tin”. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) để nêu suy nghĩ của mình.

Câu 3: (4,0 điểm)

Đề 1:

Học sinh đươc chon 1 trong 2 đề sau:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với khổ thơ hoặc đoạn thơ khác thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc đối với những kỉ niệm mà em biết để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về nội dung này.

Đề 2:

Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiềm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “Đôi mắt mới trong văn chương”.

Gợi ý trả lời:

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Nội dung của văn bản trên:

  • Tác giả thuật lại sự việc ghi dấu vô ý thức ở ở Tháp Bút (Hà Nội) và các di tích khác với hàm ý phê phán, lên án.
  • Qua đó, tác giả đã nêu quan điểm: hành động “lưu danh” tệ hại này trong thời đại công nghệ để lại những hệ quả rất tai hại.

b. Hàm ý của câu văn: mỉa mai, phê phán những người trẻ tuổi có học hành nhưng lại hành xử thiếu văn hóa, vô ý thức.

c. Nguyên nhân tác giả cho rằng “Hình ảnh Bút Tháp ở Hà Nội trông như một sự mỉa mai đặt bên cạnh khát vọng lưu danh tốt đẹp của tiền nhân là hành động “lưu danh” vô ý thức của con người hiện đại.

d. Ý kiến của bản thân về những việc cần làm để chấm dứt tình trạng “đánh dấu lãnh thổ” theo những cách kinh khủng trên các di tích, các công trình nổi tiếng:         .

  • Đặt máy quay, cử người bảo vệ để ngăn chặn kịp thời hoạt động phá hoại di tích, thắng cảnh.
  • Xử phạt thật nặng những cá nhân đã phá hoại di tích, thắng cảnh, tạo danh sách đen để cảnh báo trên phạm vi toàn quốc và cả quốc tế.
  • Đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ thắng cảnh, bảo tồn di tích trong chương trình phổ thông các cấp.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 6

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ và một lượng fan hâm mộ đông đảo, nhưng Hoài Linh vẫn giữ được nét mộc mạc, chân quê mình ngày nào. Một đặc điểm nổi bật của Hoài Linh là thích mặc áo thun, quần vải, đội mũ lưỡi trai và đi dép lê. Anh toàn sử dụng quần áo in Việt Nam”, bình dân nhất có thể. Danh hài cho biết, nếu chẳng may có sự kiện phải mặc đồ hiệu thì sẽ mua quần áo đơn giản kiểụ dáng. Là người đàn ông quyền lực nhất showbiz Việt nhưng ô tô được nam danh hài chọn cho việc chạy show cũng chỉ chú trọng đến tiêu chí “bền chắc chứ không phải siêu xe cho xứng tầm. Hoài Linh thích ăn cơm với cá khô và nước mắm.

Ngoài ra danh hài sinh năm 1969 này thường ngồi dưới sàn để ăn chứ không bao giờ ngồi trên bàn để dùng bữa. “Ngồi trên bàn, tôi không bao giờ ăn cơm được nếu có phải co chân lên mới nuốt nổi.Vì thế, đi ăn tiệc đối với tôi là một cực hình. Mỗi lần như thế tôi đều phải thảo giày ra rồi ngồi xếp chân lên ghế, khăn ăn ra lên trên để mọi người không nhìn thây”, Hoài Linh chia sẻ.

Trong một lân gặp gỡ với các phóng viên,Hoài Linh tiết lộ rằng anh vẫn ở căn nhà bình thường, có một chiếc giường bị tróc sơn, bóc vây và chỉ cách đất khoảng ba tấc. Những rảnh rỗi, anh thường đi câu cá hay đến những khu du sinh thải để nghỉ ngơi, thư giãn. Hoài Linh cũng từng khẳng định rằng, anh không quen đi vũ trường hay ăn uống ở những nhà hàng sang trọng mà chỉ thích tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình.

(Tổng hợp từ Internet)

1.  Nêu nội dung văn bản. (1,0 điểm)
2. Xác định phép liên kết được sử dụng trong các câu văn in đậm. (0,5 điểm),
3. Danh hài Hoài Linh thể hiện sự giản dị trong những phương diện nào? (0,5 đỉêm)
4. Nêu ý kiến của bản thân về lối sống mà danh hài Hoài Linh đang thực hiện. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

“Cho dù là trẻ con đi nữa, cũng không thế là trẻ con mãi được. Phải trưởng thành, phải trở thành người lớn. Vì vậy, ngay từ nhỏ, không được ỷ lại, không trồng chờ vào người khác chừng nào tốt chừng nấy. Tự mình đánh răng, rửa mặt, tự mình mặc quần áo, mang tất…Ngoài ra, những việc gì mình cố thể làm thì nên đê ỷ tự mình làm.                       ’’

(Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng Nhật Bản)

Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ lời khuyên trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”

(Con cò – Chế Lan Viên)

Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với khổ thơ hoặc đoạn thơ khác nói về tình cảm gia đình mà em biết đế thấy điếm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về đề tài này.

Đề 2:

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “Những ước mơ thắp lên từ trang sách

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Nội dung văn bản:

Bài viết tường thuật lại cuộc sống đời thường giản dị của nghệ sĩ Hoài Linh.  Tác giả bài viết bày tỏ thái độ, tình cảm ca ngợi, trân trọng đối với lối sống này của danh hài mặc dù anh sở hữu khối tài sản khổng lồ và một lượng fan hâm mộ đông đảo.

2. Phép liên kết được sử dụng trong các câu văn in đậm: phép thế (thay “Hoài Linh” bằng “anh, danh hài”), phép lặp (quần áo).

3. Danh hài Hoài Linh thể hiện sự giản dị trong những phương diện sau: trang phục, phương tiện đi lại, thói quen ăn uống, nơi sinh hoạt và thú giải trí.

4. Ý kiến của bản thân về lối sống mà danh hài Hoài Linh đang thực hiện:

Đây là một lối sống nề nếp, đúng mực, giúp mỗi người hòa đồng với mọi người trong xã hội. Giản dị cũng là một cách thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lí, thu nhập kiếm được sẽ sử dụng vào việc ích lợi hơn là phung phí vào những việc vô bổ. Nên phát huy lối sống này, nhất là khi xã hội đương thời đang quá chú trọng hình thức, ham thích sự phô trương, xa hoa.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)



Đề bài 7:

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sunway TaihuLight của Trung Quốc là chiếc siêu mảy tỉnh có thể thực hiện 93 triệu tỷ phép tính một giây, vượt qua siêu máy tính hàng đầu khác cũng của Trung Quốc có tên Tianhe-2. Thông tin này được công bố tại Hội nghị Siêu máy tính quốc tế tổ chức ở Frankfurt, Đức hồi giữa tháng 6. Cũng tại sự này, Trung Quốc với 167 siêu máy tính được xác định vượt qua Mĩ- 165 chiếc. Trong khi “người thường ”còn ngơ ngác chưa hiểu siêu máy tính dùng để làm gì, Trung Quốc tiếp tục công bố hoàn thành công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới, nâng cao khả năng quan sát vũ trụ và có tham vọng thu nhận các dấu hiệu sự sống ngoài Trái đất.

Vốn có định kiến với các mặt hàng thứ cấp “made in China” dân ta không người vội vàng dè bỉu “báu gì mấy thứ nhất thế giới cũng chỉ như bánh chưng to nhất thế giới của ta thôi ”. Những người biết võ vẽ thì dễ dàng tặc lưỡi rằng với một đất nước đã xây được cả Vạn Lý Trường Thành việc gì họ chẳng làm được, như thể đó là chuyện đương nhiên. Chỉ có số ít là ngỡ ngàng thực sự trước những thành tựu này.

Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hình dung được siêu máy tính và siêu kính thiên văn dùng để làm gì, thì tôi tin khi mới được phôi thai, đây có thể cũng là một ý tưởng bị coi là “lãng mạn ”.Trung Quốc đã biến sự lãng mạn này thành hiện thực. Điều nghịch lí là trong khi dè bỉu những mặt hàng kém chất lượng của nước láng giềng, dân ta dường như lại cũng mặc định rằng, họ là nước lớn, đương nhiên sẽ làm được những thứ lớn lao. Tôi thì nghĩ, họ làm được những thứ lớn lao vì họ có những giác mơ lớn. Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ, nếu ta không học được cách ước mơ.

(Trung Quốc, quen hay lạ – Nguyễn Thành Nam)

1. Xác định hai thuật ngữ được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
2. Tác giả đã “ngỡ ngàng thực sự” trước những thành tựu nào của Trung Quốc (0,5 điểm)
3. Vì sao tác giã lại cho rằng: Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thấy rất lạ, nếu ta không học được cách ước mơ? (1,0 điểm)
4.  Nêu ý kiến của bản thân về ý kiến sau: “Con người sẽ làm đuợc nhiều điều lớn lao nếu có uớc mơ đủ”. (Trả lời trong khoáng 3 – 5 dbng) (1,0điểm)

Câu 2: (3,0 điểm) 

Winston Maxwell Stone cho rằng: “Nghệ thuật sống không phải thể hiện ở việc bạn tìm cách chối bỏ khó khăn, mà là ở việc bạn học cách trưởng thành từ những khó khăn đó”.

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về ý kiến trên.

Câu 3: (4,0 điểm)                                                              ^

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

(Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải)

Cám nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ có miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân mà em biết để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về nội dung này.

Đề 2:

Nhà văn – nhà triết học Denis Diderot từng nói: “Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường”.

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “Cái phi thường và cái bình thường trong văn học”.

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Xác định hai thuật ngữ được sử dụng trong văn bản: siêu máy tính, kính thiên văn.

2. Tác giả đã “ngỡ ngàng thực sự”trước những thành tựu sau của Trung Quốc:

– Tạo ra chiếc siêu máy tính có thể thực hiện 93 triệu tỷ phép tính một giây.
– Có số lượng siêu máy tính nhiều hơn Mĩ
– Hoàn thành công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc kính thiên văn lớn nhất thê giới, nâng cao khả năng quan sát vũ trụ và có tham vọng thu nhận các dâu hiệu sự sống ngoài Trái đất.

3. Nguyên nhân tác giả cho rằng: “Trung Quốc, tưởng là một nước rất quen, nhưng sẽ còn nhiều lần khiến chúng ta cảm thây rất lạ:

– Không như định kiến của chúng ta về hàng hóa Trung Quốc, quốc gia này đủ khả năng tạo nên những sản phẩm công nghệ cao, thực hiện những công trình vĩ đại.
– Sự vĩ đại của đất nước này chính là ở những ước mơ to lớn chứ không phải ở diện tích, vị thế quốc tế.

4. Ý kiến của bản thân về ý kiến: “Con người sẽ làm được nhiều điều phi thường nếu có ước mơ lớn:

Đoạn văn: Quan điểm trên đã nhấn mạnh giá trị của ước mơ chính là nguồn gốc cho việc thực hiện được, sáng tạo nên bao điều lớn lao, ý nghĩa. Quả thật ước mơ đem lại cho chúng ta hi vọng mãnh liệt vào tương lai, nó truyền cảm hứng để ta lao động, học tập, sáng tạo từng ngày. Sức mạnh của ước mơ còn ở sự lan tỏa mạnh mẽ, khiến cho những người xupg quanh chúng ta cũng hồ hởi, yêu đời và hạnh phúc hơn để cùng nhau làm nên bao điều kì diệu.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 8:

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Phở còn là một món ăn rất nhiều quần chúng tính. Ông muốn ăn phở ngồi hay đứng lù lù ra giữa hiệu mà ăn cũng không ai nói, ăn ngồi ăn đứng tùy thích. Phở là món ăn bình dân. Công nông binh các tầng lớp nhân dân lao động, thành thị, nông thôn, không mẩy ai không biết ăn phở. Người công dân Việt Nam khỉ còn ẵm ngửa, cũng nhiều vị đã nếm phở chỉ có khác người lớn là cải bát phở của tuổi ấu trĩ chưa biết đau khổ ấy chưa cần phức tạp, không cần hành hăng, chanh chua, ớt cay. Con nhà nghèo, nhiều khỉ không cần cả thịt nữa, mà căn bản phở nhi đồng vẫn là bánh và nước dùng thôi.

Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chổi một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nỏ hợp cái nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thủy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn giỏ nhẹ chạy qua mặt, qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng cố thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khỏe.

(Nguyễn Tuân)

1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: ” Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thế ngủ yên đến sáng để mai đi làm khỏe” (0,5 điểm)
2. Xác định thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản trên. (0,5 điểm)
3. Nhận xét cách viết về món phở của Nguyễn Tuân. điểm)
4. Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề quảng bá ẩm thực Việt Nam. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Theo tác giả bài viết “Mười một bài học mà trường học không dạy chúng ta”, có một bài học rất quan trọng đó là: “Trong cuộc sống, tài năng mới là quan trọng”. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về ý kiến trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”.

Cảm nhận về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam qua hai khổ thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với một khổ thơ hay đoạn thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng ca ngợi vẻ đẹp đó.

Đề 2:

Nhà văn K.G. Pautovski cho rằng: “Sáng tác là đem liên tưởng của mình đến với người đọc. Liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu”.

Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh.

2. Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản: yêu mến, ca ngợi, tự hào trước những nét đặc sắc riêng của món phở Việt Nam.

3. Nhận xét cách viết về món phở của Nguyễn Tuân:

  • Phát hiện được nhiều đặc điểm thú vị, ý nghĩa của món phở.
  • Cách dùng từ độc đáo, hành vặn nhiều cảm xúc vói lối so sánh ví von bất ngờ, ấn tượng.

4. Ý kiến của bản thân về vấn đề quảng bá ẩm thực Việt Nam:

  • Hoàn thiện dần dịch vụ du lịch, xem đây như một yêu cầu quan trọng để đẩy mạnh việc quảng bá ẩm thực.
  • Tổ chức tốt những cuộc thi về ẩm thực Việt Nam mang tính quốc tế, những hoạt động giao lưu văn hóa ở trong nước và nước ngoài.
  • Biến ẩm thực Việt Nam thành một thương hiệu, tận dụng những nét độc đáo cũng như điều chỉnh cho phù họp với đặc trưng của từng quốc gia để làm mới sản phẩm, mở rộng thị trường.

Câu 2: (3,0 điểm) 

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 9:

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

KhI Nielsen công bố người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới theo số khảo sát mới nhất, tôi đã đắn đo và cân nhắc bởi vì không phải cứ đi vay nợ là xấu. Ngược lại không hẳn cứ tiết kiệm được thật nhiều đã là tốt. Người tiết kiệm được nhiều tiền nhất chưa hẳn đã là người có thể quản lí tốt được tài chính của mình một cách hiệu quả nhất. Tiết kiệm quá mức bằng cách chắt chiu, không dám dùng vào việc gì, cắt giảm các nhu cầu thiểu của cuộc sống thì nên gọi hà tiện. Hà tiện không những không tiết kiệm, mà còn gây lãng phí trong một số trường hợp như ảnh hưởng đến sức khỏe, rủi ro trong an toàn lao động, đánh mất cơ hội phát triển cho bản thân và các mối quan hệ khác.

Tiết kiệm, bản chất của nó đã là một hành vi tích cực và chủ động nhưng cần được cụ thể và thiết thực nhằm đảm bảo các nhu cầu cần thiết để sống, tồn tại và phát triển, Về vấn đề quản lí tiền bạc cá nhân, việc tiết kiệm nên được lên kế hoạch thực hiện, đặt ra mục tiêu số tiền cần đạt được và cân nhắc tính phù hợp với điều kiện kinh tế chi tiêu của bạn. Mục đích sẽ dùng số tiền kiệm đó vào việc gì, có phù hợp với sở thích nguyện vọng và hoàn cảnh của bạn hay không. Thay được đánh giá là người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới, tôi sẽ thật sự thấy vui và tự hào nếu người Việt Nam có các thứ hạng cao trên thế giới trong vực kiệm tiền một cách hiệu quả.

(Nguyễn Hoàng Khánh Tiên)

1. Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm. (0,5 điểm)

2. Theo tác giả, sự khác nhau giữa hà tiện và tiết kiệm là gì? (0,5 điểm)

3. Vì sao tác giả “sẽ thật sự thấy vui và tự hào nếu người Việt Nam có các thứ hạng cao trên thế giới trong lĩnh vực kiệm tiền một cách hiệu quả” (1,0 điểm)

4. Nêu ý kiến của bản thân về những việc cần thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hiện đại. (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Một thầy giáo môn Tiếng Anh tại một trường trung học ở Boston (Mĩ) trong ngày tốt nghiệp của học sinh lớp 12 đã phát biểu như sau:

“Các em không hề đặc biệt, và cũng chẳng phải những người xuất chúng. Ở đất nước này, đang có hơn 3,2 triệu học sinh cấp 3 tốt nghiệp từ 37 nghìn trường trung học. Các em thấy không, nếu tất cả mọi người đều nghĩ mình đặc biệt, thì cuối cùng chẳng có ai đặc biệt cả.
Vì thế, chính các em phải tự xác định mục tiêu cuộc sống của mình và tìm mọi cách hoàn thiện nó. Đừng nghĩ mình là số một. Các em cần thực sự yêu những việc mình làm, chứ không phải vì nó quan trọng hay đem lại lợi ích cho các em.”

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trao đổi với ý kiến đã nêu trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

(Đồng chí – Chính Hữu)

“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

Đề 2:

“Câu thơ hay như người con gái đẹp Ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng”. (Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)

Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm: phép lặp từ ngữ (tiết kiệm).

2. Sự khác nhau giữa hà tiện và tiết kiệm:

  • Tiết kiệm là lên kế hoạch thực hiện, đặt ra mục tiêu số tiền cần đạt, cân nhắc tính phù hợp với điều kiện kinh tế chi tiêu và mục đích sử dụng số tiền tiết kiệm đó.
  • Hà tiện là tiết kiệm quá mức bằng cách chắt chiu, không dám dùng vào việc gì, cắt giảm các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

3. Tác giả “sẽ thật sự thấy vui và tự hào nếu người Việt Nam có các thứ hạng cao trên thể giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách hiệu quả” vì:

  • Số liệu khảo sát mới nhất cửa Nielsen công bố người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới có thể hiểu chưa đúng về tiết kiệm và hà tiện.
  • Nếu người Việt Nam có các thứ hạng cao trên thế giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách hiệu quả chứng tỏ người dân đã sống có kế hoạch, có mục tiêu, tránh việc lãng phí hoặc hà tiện quá mức.

4. Ý kiến của bản thân về những việc cần thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hiện đại:

  • Tiết kiệm nguồn tài nguyên nước để tránh sút giảm trữ lượng nước ngầm, lãng phí chi phí đầu tư cho xử lí lượng nước hao hụt.
  • Tiết kiệm năng lượng điện để tránh tăng chi phí sinh hoạt và hao phí điện năng phục vụ cho sản xuất.
  • Tiết kiệm thời gian để tăng tính năng động, hiệu quả, đảm bảo tiến độ làm việc, đẩy nhanh quá trinh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 10

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau va thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hơn 50 năm trước, sau khi kiến tạo nền độc của Singapore, ông Quang Diệu nhận định rằng đất nước này cần có một hình ảnh đặc biệt. Ông chọn Xanh và Sạch. Singapore phải trở thành quốc gia Xanh và Sạch nhất thế giới. Vì thế ông Lý phát động phong trào trồng cây. Phát động trồng cây là việc nhiều người ở nhiều nơi đã làm, vấn đề là cái cây đầu tiên ông Lý trồng ở Singapore là một cây mempat (cratoxylum) Nước ta cũng có cây này, gọi là cây thành ngạnh.

Cây thành ngạnh chịu được điều kiện thổ nhưỡng tệ nhất, sức sống rất mạnh, nhưng gốc có nhiều gai nhọn và gỗ thì dễ mục. Ngoài ra, nhựa và hoa cây này thu hút rất nhiều côn trùng. Nghĩa là về cơ bản, mempat không phải là loại cây phù hợp trồng trong đô thị lâu dài, bất nhiều lẽ, có khi còn bất tiện hơn giống xà cừ ở Hà Nội. Trồng một cây thành ngạnh, có vẻ lựa chọn đầu tiên về cây đô thị của ông Lý Quang Diệu đã không chuẩn xác. Hay nói đúng hơn là không chuẩn xác với một Singapore như ngày hôm nay.

Sau này, khi đất nước phát triển, người Singapore không trồng cây thành ngạnh nữa. 50 năm trước ông Lý Quang Diệu có thể đã trồng nhầm một loại cây, nhưng 49 năm liền sau đó thì không. Lứa cây mempat năm nào, giờ đã là cổ thụ, và người ta quy hoạch chúng trong những công viên rộng lớn. Đó là cách cả nước Singapore đồng thuận sửa sai lầm với người lãnh đạo của mình.

(Gia Hiền)

1. Xác định hai thuật ngữ được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)

2. Cây thành ngạnh có những ưu điểm và hạn chế gì? (0,5 điểm)

3. Nêu nội dung của văn bản trên, (1,0 điểm)

4. Nêu ý kiến của bản thân về giá trị của việc phủ xanh những đô thị hiện đại. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Maxwell Winston Stone từng nói: “Không có điều gì là gánh nặng nếu mọi người đều biết san sẻ với nhau. Một cây đũa có thể dễ dàng bị bẻ gãy, nhưng một bó đũa thì không. Con người cũng vậy, chúng ta mạnh hơn rất nhiều nếu biết đoàn kết lại với nhau”

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về ý kiến trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1

Phân tích hình ảnh tuổi trẻ Viêt Nam anh hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua tác phẩm Những ngôi sao xa của Lê Minh Khuê. Từ đó liên hệ so sánh với đoạn thơ sau:

“Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ mặt
Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân-Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)”

(Cúc ơi!)

Đề 2

Chế Lan Viên từng viết trong bài Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ: “Câu thơ ư, là cách chuyền lửa qua muôn đời’’. Hãy viết về ngọn lửa mà em thu nhận được từ một bài thơ yêu thích.

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Xác định hai thuật ngữ được sử dụng trong văn bản trên: thổ nhưỡng, mempat (cratoxylum) (tên khoa học của cây thành ngạnh).

2. Cây thành ngạnh có những ưu điểm và hạn chế sau:

  • Cây thành ngạnh chịu được điều kiện thổ nhưỡng tồi tệ nhất, sức sống rất mạnh. Gốc cây có nhiều gai nhọn và gỗ thì dễ mục, nhựa và hoa cây này thu hút rất nhiều côn trùng.

3. Nội dung của văn bản trên:

  • Trình bày về cách thức người dân Singapore cải tạo môi trường sống trong quá khứ, qui hoạch phát triển đúng đắn cho hiện tại và tưong lai.
  • Ngợi ca sự đồng thuận của cả nước Singapore trong việc khắc phục những hạn chế, sai lầm của quá khứ.

4. Ý kiến của bản thân về giá trị của việc phủ xanh những đô thị hiện đại:

  • Tạo cảnh quan và cải thiện môi trường, là một biện pháp hữu hiệu giúp thích ứng với biến đổi khí hậu ở một thành phố phát triển.
  • Giúp người dân có thể thư giãn và tận hưởng không khí trong lành, thu .hẹp khoảng cách về sức khỏe giữa người giàu và người nghèo.
  • Là một tiêu chí quan trọng để định hướng và thúc đẩy dịch vụ bất động sản trong tươg lai.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 11

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khi lớn Lên, chúng ta phải đối diện với cuộc đời với muôn ngàn đúng sai, phức tạp. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, con người ai cũng có đúng, lúc sai. Có khi người ta làm điều này đúng nhưng có nói điều khác sai. Người chưa chắc sai hoàn toàn, cũng chưa chắc đúng toàn và chúng ta cũng vậy.

Do đó, chúng ta đừng quá tin vào ý kiến chủ quan của mình để luôn phản bác người khác. Không phải lúc nào những điều chúng ta nghĩ, những điều chúng ta biết cũng đúng. Có những điều bây giờ chúng ta cho là đúng nhưng một thời gian sau, khỉ nhìn lại,chúng ta thấy điều đỏ không còn đủng nữa Vì vậy, chúng ta không được cố chấp, không được chủ quan trước đúng sai của người khác ‘và của chính bản thân mình.

(Trích từ Tâm lí đạo, quyển 3 — Thích Chơn Quang)

1. Xác định hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)

2. Thái độ cần có của mỗi người khi diện với cuộc đời với muôn ngàn đủng sai, phức tạp ”là gì? (0,5 điểm)

3. Vì sao tác giả cho rằng: “Có những điều bây giờ chủng ta cho là đúng nhưng một thời gian sau, khi nhìn lại, chúng ta thấy điều đó không còn đúng nữa” (1,0điểm)

4. Nêu ý kiến của bản thân về tác hại của việc “quá tin vào ý kiến chủ quan của mình để luôn phản bác người khác”. (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Trên thực tế, nơi hành tinh hoàng tử bé sống, cũng như trên tất cả những hành tinh khác, có cả cây tốt lẫn cây xấu. Thành thử mới có hạt giống tốt của cây tốt và hạt giống xấu của cây xấu. Nhưng các hạt giống thì chẳng nhìn thấy được. Chúng ngủ trong lòng đất bí ẩn cho đến khi bất chợt một trong số chúng hứng khởi muốn tỉnh dậy. Vây là nó vươn vai và thoạt đầu chỉ rụt rè nhú lên một cái đọt nhỏ vui tươi vô hại hướng về phía mặt trời. Nếu đó là một mầm củ cải hoặc là một mầm hoa hồng thì ta cứ mặc nó mọc thế nào. Tuy nhưng, nếu đó là một cây xấu thì phải nhổ đi tức khắc, ngay khi nào nhận dạng được nó.

(Hoàng tử bé Antoine De Saint Exupery)

Từ câu kết của đoạn văn trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về việc từ bỏ một thói quen xấu.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1

Cảm nhận vẻ đẹp người nông dân Việt Nam qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Từ đó liên hệ đến nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để thấy nét chuyển biến trong tình cảm, tư tưởng của người nông dân.

Đề 2

Nhà thơ Xuân Diệu từng có ý kiến: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.  Bằng sự trải nghiệm của em về một bài thơ hay đã được học trong chương trình Ngữ văn lóp 9, em hãy làm rõ nhận định trên.

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Xác định hai từ trong số các từ Hán Việt sau: đối diện, phức tạp, ý kiến, chủ quan, cố chấp.

2. Thái độ cần có của mỗi người khi diện với cuộc đời với muôn ngàn đúng sai, phức tạp không được cố chấp, không được chủ quan trước đúng sai của người khác và của chính bản thân mình.

3. Nguyên nhân tác giả cho rằng “Có những điều bây giờ chủng ta cho là đúng nhưng một thời gian sau, khi nhìn lại, chúng ta thấy điều đó không còn đúng nữa. Đánh giá đúng sai chỉ là tương đối trong cuộc sống vốn nhiều phức tạp. Mọi thứ thay đổi từng giờ từng ngày, quan niệm của con người cũng thay đổi tương ứng để phù họp với sự chuyển biến ấy.

4. Ý kiến của bản thân về tác hại của việc “quá tin vào ý kiến chủ quan của mình để luôn phàn bác người khác

  • Hoàn toàn không nắm được quy luật của của cuộc sống: Không có điều gì là tuyệt đối, kể cả đánh giá đúng, sai với bất kì thứ gì đó.
  • Tạo tính cố chấp, đánh giá chủ quan trước đúng sai của người khác.
  • Gây ngộ nhận cho bản thân về hiểu biết, đánh giá của chính mình.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4.0 điểm)

Đề 1: 

Đề 2:



ĐỀ BÀI 12:

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trên đời này, có hai kiểu hối hận. Là hối hận nuối đã không thử làm điều mình muốn, và hối tiếc buồn khổ dù đã lấy hết dũng khí để bắt tay vào làm nhưng kết quả lại không tốt như mong đợi. Kiểu nào tệ hơn? Đương nhiên là hối hận vì chưa một lần thử làm rồi. Bởi niềm hối tiếc đó sẽ theo bạn đến càng, không cách nào nguôi ngoai. Ngược lại, chỉ cần trước hết bạn cứ cố gắng thử làm một lần thôi, cố thể bạn sẽ thất vọng kết quả không được tốt, nhưng dần dần, bạn có thể quên nỗi thất vọng đó và tìm thấy những mục tiêu thử thách mới. Thêm vào đó, việc “phạm sai lầm ấy, dưới hình thức nào đó, sẽ giúp chúng ta nhận thức ra vấn đề và thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước thêm một bước.

Bạn hãy thử mở ngăn kóo lòng mình. Bên trong đó có những gì? Những giấc mộng thanh xuân chất chồng lần lữa vẫn còn trong đỏ chứ? Những giấc mơ đó vẫn chưa nguội lạnh, phải không? Bây giờ, bạn hãy lẩy ra. Hãy giũ bụi, tưới nước, thắp lửa… để hơi ấm trở lại với giấc mơ mà bấy lâu vẫn ngủ yên trong bạn.

(Trưởng thành sau ngàn lần tranh đẩu Rando Kim)

1. Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm. (0,5 điểm)

2. Vì sao “hổi hận vì tiếc nuối đã không thử làm điều mình muốn là tệ hcra? (0,5 điểm)

3. Nhận xét về những câu hỏi liên tiếp được nêu ra ở đoạn (2). (1,0 điểm)

4. Nêu ý kiến của bản thân về lời khuyên của tác giả được nêu ra ở đoạn (2). (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Chiếc máy ảnh có thể giúp em giữ một khoảnh khắc đẹp, nhung nó chỉ thay thể một giác quan duy nhất. Trong khi đỏ, bộ não của em giữ được kí ức của nhiều giác quan. Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford đã cảnh báo rằng giác quan của con người suy giảm chức năng nghiêm trọng. Những cư dân thành thị như em thường dành 90% quỹ thời gian trong ngày để làm học tập, sinh hoạt trong nhà, trước màn hình tivi và máy tính. Vậy thì khi có cơ hội đứng giữa thiên nhiên, cớ gì em lại chăm chú nhìn thế giới qua ống kính máy ảnh? Việc gì phải ngồi sầu muộn bên vệ cỏ vì để lỡ chỉ một khoảnh khắc đẹp, trong khi cùng lúc ấy em có thể tận hưởng vô số khoảnh khắc vô giả khác?

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Đoạn trích trên nhắc nhở em điều gì trong cuộc sống hiện đại hôm nay? Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ về điều ấy.

Câu 3: (4,0 điểm)                                •

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1

Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về nhân vật thiếu nhi trong các tác phẩm đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 gây ấn tượng sâu sắc với em.

Đề 2

Nguyễn Đình Thi từng nói: “Nhưng người nghệ không muốn ghi cải đã có rồi, mà muốn nói điều gì mới mẻ. Anh muốn gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn gửi”. Bằng một tác phẩm văn học hay sách văn học đã đọc, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm: phép nối (bởi).

2. Nguyên nhân “hối hận vì tiếc nuối đã không thử làm điều mình là tệ hơn vì: Niềm hối hận đó sẽ kéo dài, khó nguôi ngoai vì hối tiếc, bỏ lỡ cơ hội được thử thách.

3.  Nhận xét về những câu hỏi liên tiếp được nêu ra ở đoạn (2):

  • Đây là những câu hỏi tu từ có tác dụng thực hiện một ý nghĩa quan trọng, nhấn mạnh nội dung muốn chuyển tải. Qua những câu hỏi liên tiếp ấy, tác giả muốn tạo những tác động mạnh mễ vào nhận thức người đọc, thôi thúc hành động nhanh chóng.

4. Ý kiến của bản thân về lời khuyên của tác giả được nêu ra ở đoạn (2):

  • Đây là một lời khuyên rất ý nghĩa, có tác dụng thôi thúc hành động, tác động mạnh vào nhận thức.
  • Lời khuyên đã nhấn mạnh phải kiên quyết thực hiện, phải biết chấp nhận sự thất bại…
  • Hơn thế, ý kiến này đã chỉ ra việc sống phải có ước mơ, khao khát thực hiện những dự tính tốt đẹp của mình.

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)



ĐỀ BÀI 13

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năng lực sẽ xuất hiện trong quá trình học hỏi những kĩ năng cần thiết để sống còn trong nền văn hóa. Nếu có cơ hội song cách vài ngàn năm, những kĩ năng này có thể là xây dựng một ngôi nhà bằng cây hay gỖ đá, săn lùng một con thú hoang dã, thắp lên một ngọn lửa, hay chế tạo một ngọn giáo. Ngày nay, những kĩ năng sống lại gồm cách giao tiếp bằng văn bản và bằng cách sử dụng máy vi tính, và cách vận dụng toán học… Dù ở kỷ nguyên nào đi nữa, năng lực của con người luôn và sẽ luôn gồm những kĩ năng xã hội lân chính trị – tức là cách sống hòa hợp với người khác trong khi vẫn thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của mình.        ,

Vĩ mỗi người có một năng khiếu khác nhau nên tài giỏi ở tất cả các lĩnh vực là điều chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả những gì cần thiết là học hỏi các kĩ năng cơ bản để sống còn trong nền văn hóa, và sau đó là tập trung vào một kĩ năng cụ thể nào đó để thành công trong cuộc sống. Những kĩ năng cụ thể này gồm việc làm sao để trở thành người thợ máy, thợ mộc, thợ làm đồ gỗ, nhà vật bác sĩ,giáo viên, chuyên gia…

(Bảy điều tốt để thiếu niên thông minh noi theo, TS. Linda, Trần Minh Nhật biên dịch)

1. Xác định 1 phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (2). (0,5 điểm)

2. Nêu nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm)

3. Vì sao tác giả cho rằng “việc tài giỏi ở tất cả các vực là điều chẳng có ý nghĩa gì ” (1,0 điểm)

4. Nêu ý kiến của bản thân về việc làm thế nào để rèn luyện được “những kĩ năng cần thiết để sống còn trong nền văn hóa” (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Bức họa sau đây phản ánh một góc nhìn về con người trong xã hội hiện đại:

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về vấn đề gợi ra từ bức tranh trên

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1

Nhận xét về giá trị truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 1 nêu ý kiến: “Một trong những yến tổ tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn này là chất trữ tình”. Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy làm rõ nhận xét trên.

Đề 2

Lord Byron, nhà thơ người Anh, từng nói: “Một giọt mực có thể làm vạn người suy nghĩ, một cuốn sách hay có thế thay đôi số phận biết bao người”. Hãy viết bài văn cảm nhận một cuốn sách hay (hoặc một tác phẩm đặc sắc) mà theo em đã khiến vạn người suy nghĩ, và có khả năng thay đổi số phận con người.

Gợi ý giải đề:

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (2): phép lặp từ (kĩ năng).

2. Nội dung chính của văn bản trên: người viết nêu lên tầm quan trọng của việc rèn luyện những kĩ năng cần thiết để sống còn trong một nền văn hóa.

3. Nguyên nhân tác giả cho rằng “việc tài giỏi ở cả các vực là điều chẳng có ý nghĩa gì”:

  • Việc tài giỏi ở tất cả các lĩnh vực là điều chẳng có ý nghĩa gì bởi vì mỗi người có một năng khiếu khác nhau, điểm mạnh khác nhau.
  • Muốn thành công phải học những kĩ năng cần thiết để tồn tại trong một nền văn hóa, sau đó tập trung vào một kĩ năng cụ thể phù hợp năng lực bản thân để thành công trong cuộc sống.

4. Ý kiến của bản thân về việc làm thế nào để rèn luyện được “những kĩ năng cơ bản để sống còn trong nền văn hóa:

  • Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản: nói và viết đúng tiếng Việt, sử dụng ngoại ngữ, vi tính.
  • Học tập nhóm các kĩ năng mềm: kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng chấp nhận sự khác biệt…
  • Rèn luyện kĩ năng qua học tập trên lớp, các chuyến dã ngoại, sinh hoạt ngoại khóa…

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu 3: (4,0 điểm)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang