Cảm nhận vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu và tâm hồn thi nhân qua bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)
- Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ “Câu cá mùa thu”. Khẳng định bài thơ cho thấy vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu và tâm hồn thi nhân.
- Thân bài:
Vẻ đẹp của cảnh thu:
– Mang vẻ đẹp cổ điển của mùa thu muôn đời trong thơ ca với thu thuỷ, thu thiên, thu diệp, ngư ông…
– Mang vẻ đẹp riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ :
+ Cảnh sắc mùa thu được gợi lên qua những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thương của làng quê Việt Nam (ao nhỏ, thuyền câu, ngõ trúc quanh co, cần câu, cánh bèo…)
+ Mùa thu mang vẻ đẹp trong ngần, hài hoà, dịu nhẹ, thanh sơ ( sự hoà phối về màu sắc nước trong veo, sóng biếc là sự phản chiếu của sắc trời, màu xanh ngắt của bầu trời, lá vàng; thủ pháp đối. Đó là chuyển động rất nhẹ, rất khẽ : lá khẽ đưa, sóng hơi gợn tí…)
+ Cảnh thu tĩnh lặng, đượm buồn : Thủ pháp lấy động để nói tĩnh (tiếng cá đớp mồi); có rất nhiều chuyển động nhưng không đủ để tạo âm thanh; không gian vắng người, vắng tiếng ( khách vắng teo); vần eo. Cách gieo vần tinh tế và khéo léo khiến cho sự vật, không gian như vắng lặng, thu nhỏ dần…
Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân :
– Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng, rộng mở để đón nhận trời thu, cảnh thu. Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, gắn bó tha thiết với thiên nhiên nơi thôn quê dân dã . Đồng thời, đó cũng là lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở thiết tha của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.
– Hai câu kết: Người đi câu nhưng chỉ thoáng nghe tiếng cá đớp mồi ở đâu đó -> mọi suy nghĩ, nỗi niềm lại hướng đến điều khác, việc khác -> những nghĩ suy, trăn trở, day dứt đáng trọng của một nhà nho luôn nặng lòng với dân với nước.
– Đặt bài thơ trong mối quan hệ với “Thu vịnh ”, “Thu ẩm”, bài thơ thể hiện một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng cũng không kém phần sâu sắc.
- Kết bài:
– Khẳng định giá trị, sức sống của bài thơ.