tinh-than-tu-hoc

Đề bài: Đọc hiểu về tinh thần tự học

Đọc hiểu về tinh thần tự học

Ngữ liệu 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng tay chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở.

(Nguyễn Hiến Lê – Tự học – một nhu cầu thời đại)

Ngữ liệu 2:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Nói đến sự thay đổi, về cơ bản có ba dạng người: người tạo ra sự thay đổi, người đứng nhìn sự thay đổi, và người nhìn quanh thắc mắc: “Chuyện gì xảy ra vậy?”. Nếu bạn muốn trở thành một trong số những người thuộc nhóm đầu tiên – tạo ra sự thay đổi – bạn cần có quyết tâm học hỏi suốt đời.

(2) Khi dùng từ “học”, tôi không nói đến việc học ở trường. Dù việc học ở trường có vai trò của nó trong cuộc sống, cái tôi muốn nhắc đến ở đây là khả năng tự học để cải thiện bản thân. Thế giới của chúng ta thay đổi nhanh chưa từng thấy. Nếu không ngừng học hỏi để theo kịp thời đại, bạn sẽ bị tụt lại phía sau.

(3) Thay đổi tạo ra cơ hội; những ai sẵn sàng và có khả năng học hỏi các kĩ năng mới sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi. Bằng cách nâng cao kĩ năng, bạn luôn ở trong tâm thế sẵn sàng nắm bắt cơ hội. Lịch sử đầy rẫy những câu chuyện thành công mà trong đó nhân vật chính là những người có tinh thần học hỏi không ngừng.

(4) Bà Moses chẳng vẽ vời gì cho đến năm 70 tuổi, và bà không hề học qua trường lớp nào. Tự mày mò học vẽ, cuối cùng bà trở thành một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới. David Bowie chỉ học lõm bõm vài khóa thanh nhạc và thổi kèn xắc-xô vào những năm 1960. Sau đó ông tự học chơi đàn dương cầm, đàn ghi-ta, kèn ắc-mô-ni-ca và trống. Những ý tưởng của Albert Einstein, được xuất bản vào năm 1905, là tác phẩm không có phần tham khảo, vì tất cả đều do chính ông tạo ra dựa trên những gì ông đã đọc. Jose Sarmango, người đoạt giải Nobel văn học, vốn là một thợ sửa khóa, không được đến trường và tự học. Do có vấn đề về hành vi cư xử mà nhà thơ và họa sĩ đại tài Wiliam Blake chưa bao giờ được học hành đàng hoàng. Thay vào đó, ông xoay xở tự học, và đọc sách đủ mọi thể loại.

(Brian E. Bartes, Bài học cuộc sống, NXB Phụ nữ, 2014, tr. 135 – 136)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang