nghi-luan-tho-la-do-cai-tinh-sinh-ra-va-do-phai-la-tinh-cam-chan-that-em-hay-lam-sang-to-y-kien-tren-qua-bai-tho-doc-tieu-thanh-ki-doc-tieu-thanh-ki-cua-nguyen-du

Nghị luận: Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.

Nghị luận: “Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.

Hướng dẫn làm bài:

I. Mở bài: Nêu vấn đề.

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định:

– “Thơ là do cái tình sinh ra”: nguồn gốc của hồn thơ là cảm xúc. Cảm xúc là điểm khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca, nghệ thuật.

– Tình cảm trong thơ “phải là tình cảm chân thật”: thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ chân thành, tự nhiên. Đó là niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ hay hạnh phúc…

⇒ Nhà lí luận phê bình văn học Viên Mai đã khẳng định vai trò của tình cảm trong thơ. Đọc thơ ta như được tiếp xúc trực tiếp với những cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Những tình cảm, cảm xúc ấy càng chân thành thì càng dễ khơi dậy sự đồng cảm của bạn đọc. Sức hấp dẫn và sự tồn tại của thơ cũng bắt nguồn từ đấy.

2. Làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

– Đây là bài thơ gửi gắm tâm sự của thi nhân nên rất dễ cho học sinh để làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh tự do trình bày theo ý riêng của mình nhưng cần phải đảm bảo các ý sau:

– Từ nỗi buồn trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời, Nguyễn Du đã tìm đển và chia sẻ với Tiểu Thanh, người con gái tài sắc nhưng bất hạnh bằng sự đau đớn, xót xa và niềm cảm thông sâu sắc.

– Từ sự đồng cảm với nỗi đau của người xưa, thi nhân đã tự cảm thương cho chính mình và những con người tài hoa cùng cảnh ngộ. Không chỉ dừng lại ở việc tìm lời giải đáp cho thuyết “tài mệnh tương đố” đẩy con người vào những nỗi oan khiên lạ lùng mà còn gửi lời tìm sự tri âm của hậu thế.

– Những tâm sự, tình cảm ấy bắt nguồn từ trái tim yêu thương của một con người có trái tim nhân đạo và tư tưởng tiến bộ. Điều đó không chỉ làm nên nét riêng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du mà còn tạo được sự đồng cảm mãnh liệt nơi bạn đọc cùng sức sống lâu bền cho tác phẩm. Chúng ta hôm nay vẫn luôn trăn trỏ về những vấn đề trọng đại, những câu hỏi nghiêm túc mà Nguyễn Du đã đặt ra.

– Thơ hay không chỉ ở nội dung mà còn là nghệ thuật. Vì thế học sinh cần biết kết hợp phân tích cả các yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ để làm sáng tỏ vấn đề. Đối với bài này học sinh cần chỉ ra một vài điểm nổi bật: nghệ thuật thơ Đường điêu luyện, ngôn ngữ hàm súc, đậm chất triết lí, hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa sâu sắc…Sức hấp dẫn, vẻ đẹp của bài thơ nhờ thế lại càng được tăng thêm.

3. Bình luận:

– Bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt là nét chung trong sáng tác của Nguyễn Du cả trong thơ chữ Hán lẫn sáng tác bằng chữ Nôm. Tiếng nói khao khát tri âm nơi hậu thế của Tố Như đã tìm được sự đồng vọng của cả dân tộc. Di sản tinh thần quý báu mà ông để lại luôn được nâng niu và trân trọng.

– Nhận định của Viên Mai hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ là tiêu chí đánh giá một tác phẩm mà còn nêu ra những yêu cầu đối với người sáng tác, đồng thời định hướng cho việc cảm thụ và tiếp nhận các tác phẩm thơ.

III. Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa vấn đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang