Cảm nhận truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
- Mở bài:
Một trong những nhà văn gắn liền với tuổi thơ trẻ em toàn thế giới không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Ông được mệnh danh là ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng của thế giới phương Tây. Ngoài việc sưu tâm ông còn sáng tạo. Cô bé bán diêm là một sáng tác độc đáo, một câu chuyện cổ tích về thời hiện đại, thể hiện tài năng kể chuyện bậc thầy của ông.
- Thân bài:
Câu chuyện mở ra với hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương của cô bé bán diêm. Thời điểm xảy ra câu chuyện khá đặc biệt: Đêm giao thừa, mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình để cùng nhau tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới trong không khí thiêng liêng, ngập tràn hạnh phúc. Riêng cô bé mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, váy áo phong phanh, bụng đói meo đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt ngày hôm nay, cô bé lang thang khắp nơi mà không bán được bao diêm nào.
Lúc này, quang cảnh xung quanh cô bé đẹp đẽ, ấm áp lạ thường: cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Những hình ảnh ấy gợi cô bé nhớ lại năm xưa được đón giao thừa bên bà nội hiền hậu trong căn nhà xinh xắn có đây dây thường xuân bao quanh. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé. Em đang rét và có lẽ càng rét hơn khi thấy mọi nhà rực sáng ánh đèn. Em đang đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Chẳng có điều gì tốt đẹp chờ đợi cô bé ngoài cái xó xinh tối tăm, rét mướt, đầy tiếng mắng nhiếc, chửi rủa của người cha thô lỗ, cộc cằn. Những lần đón giao thừa năm xưa vui vẻ cùng bà và cha mẹ giờ đây đã lùi vào dĩ vãng. Tai họa đã làm cho gia đình cô bé tan nát. Mẹ mất, bà nội cũng qua đời, em không còn được ai yêu thương, ấp ủ.
Giờ đây, cô bé ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà… cho đỡ lạnh. Không bán được diêm, sợ bị cha đánh đòn nên em chẳng dám về nhà, vả lại ở nhà cũng đói, cũng rét như ở đây thôi: Cha con em ở trên gác sát mài nhà và mặc dầu đã nhét giỗ rách vào các khe hở lớn trên vách, gió vẫn thôi rít vào trong nhà.
Không chịu nổi cái rét cắt da cắt thịt, cái đói cồn cào ruột gan và nỗi cô đơn cùng cực, cô bé nghĩ đến việc quẹt lên những que diêm để sưởi ấm, và cùng là để tìm chút ánh sáng hi vọng trong đêm tối vô tần. Cô nghĩ về người cha tàn bạo và những trận đòn roi khủng khiếp nếu cô trở về nhà mà không có đồng nào. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả nỗi sợ hãi, cô dũng cảm đánh bật lên tia lửa cháy sáng. Lần lượt những que diêm bùng cháy lên. Mỗi lần quẹt diêm cô bé bán diêm lại được sống trong giây phút hạnh phúc, với những hình ảnh đẹp đẽ, thoát khỏi thực tại tăm tối:
Lần quẹt diêm thứ 1, em thấy lò sưởi bằng sắt có hình nổi bằng đồng sáng loáng, Những ngọn lửa cháy vui mắt và tỏa hơi ấm dịu dàng. Lò sưởi trong tưởng tượng mang lại cho em chút hơi ấm. Thế nhưng, que diêm vụt tắ, lò sưởi ấy cũng biến mất. Em trở về với thực tại lạnh lẽo.
Em quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn, có cả một con ngỗng quay với dao, nĩa, phóng sết trên lưng tiến về phía em. Em háo hức chờ đợi. Thế nhưng, que diêm lại tắt, bàn ăn thịnh soạn cũng biến mất trong tiếc nuối.
Lần thứ 3, que diêm lại bùng cháy. Trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông Nô-en lớn lộng lẫy, với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh, nhiều bức tranh rực rỡ hiện ra trước mắt. Em nhớ về những ngày còn hạnh phúc bên người bà hiền hậu. Những tia lửa lụi dần. Bóng tối lại tràn lên khắp không gian.
Lần thứ 4 quẹt diêm, trong giây phút đó em thấy bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ, đang mỉm cười với em. Em nhớ đến tình cảm ấm áp mà bà đã dành cho em. Em muốn di cùng bà.
Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà, và em thấy bà to lớn, đẹp lão, bà cầm lấy tay em bay lên cao, cao mãi. Cô bé rời khỏi thế gian, em đượcj giải thoát khỏi mọi khổ đau trần thế.
Những mộng tưởng của cô bé bán diêm qua những lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lý: Em muốn được sưởi ấm và ăn no nên đã tưởng tượng thấy lò sưởi và ngỗng quay. Em muốn được vui chơi, quay quần bên gia đình nên nhìn thấy cây thông Nô-en trong ánh sáng rực rỡ. Em muốn đươc che chở, yêu thương nên đã nhìn thấy bà nội hiền từ. Em muốn được giải thoát nỗi bất hạnh, tìm đến nơi hạnh phúc vĩnh hằng đã cùng bà bay lên trời.
Tất cả những hỉnh ảnh em bé đã thấy qua mỗi lần quẹt diêm đều là do em tưởng tượng ra. Chỉ là giấc mơ của em về sự ấm áp giữa đêm dông giá lạh; về một bữa ăn ngon khi em đang chịu cảnh đói rét; về không khí ấm cúng đêm giao thừa muốn quây quần bên gia đình vì lang thang ngoài đường; về một gia đình hạnh phúc, có tình yêu thương trong lúc em bơ vơ, thiếu thốn tình cảm của bà, của mẹ; về sự đoàn tụ với người bà lúc sinh thời luôn yêu thương em….
Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy em bé gái có dôi má hồng và dôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã dốt nhẵn. Mọi người bảo nhau: “chắc nó muốn sưởi cho ấm”, nhưng chẳng ai biết những điều kì diệu mà em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm.
Em bé thật đáng thương! Chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng họ đều đã qua đời. Cha em có lẽ vì quá nghèo khổ nên đã đối xử với em tàn nhẫn. Người qua đường nhìn thấy thi thể em vào buổi sáng đầu năm với thái độ dửng dưng, vô cảm. Trong xã hội tư bản thiếu sự đồng cảm và tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An đéc xen đã viết truyện này với niềm xót thương vô hạn đối với em bé bán diêm bất hạnh nói riêng và cả tầng lớp người nghèo khổ nối chung. Để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp, nhà văn đã miêu tả em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm. Tuy vậy, nội dung câu chuyện “Cô bé bán diêm” với kết thúc thương tâm của nó vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt.
Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, hình tượng ngọn lửa – diêm là hình tượng lấp lánh nhất”. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa – diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời… để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng, An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ, vé đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm” được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa”. Và ông cũng nhắc nhở mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ.
- Kết bài:
Bằng cốt truyện hấp dẫn, đan xen giữa thực tại và mộng tưởng, với sự liên tưởng, tưởng tượng giàu sức gợi và biểu cảm, ngôn ngữ truyện giản dị, gần gũi, tác phẩm đã gửi đến người đọc một thông điệp có ý nghĩa nhân văn về tình yêu thương. Giá trị nhân bản của truyện “Cô bé bán diêmgiúp ta thấy được ông là nhà văn của “mọi thời, mọi người và mọi nhà” như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai – một ngày mai tươi đẹp cho tuổi thơ trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.
Bài văn tham khảo.
Cảm nhận sức hấp dẫn của truyện ngắn Cô bé bán diêm.
- Mở bài:
An-đéc-xen là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch. Với phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em. Cô bé bán diêm là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của An-đéc-xen. Tác phẩm kể về những mộng tưởng và cái chết thương tâm của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.
- Thân bài:
Sức hấp dẫn của truyện Cô bé bán diêm có nguyên do từ nghệ thuật kể chuyện. Tuy dung lượng khá ngắn, nhưng Cô bé bán diêm lại chứa đựng giá trị nội dung sâu sắc và thẩm mỹ độc đáo. Truyện lấy đối tượng miêu tả là thiếu niên nhưng vấn đề tư tưởng của truyện đã vượt ra ngoài phạm vi ranh giới chỉ của thiếu niên và mang tính nhân loại phổ quát cho nhiều loại đối tượng độc giả. Truyện ngắn gọn, xinh xắn như một bức tranh, hàm chưa giá trị nhân văn sâu sắc.
Sự độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện được thể hiện ở chỗ nhà văn đã hóa thân vào lứa tuổi thiến niên, và đặc biệt là cảnh ngộ đặc thù của nhân vật cô bé bán diêm để kể chuyện. Do vậy, chất hiện thực cụ thể, chi tiết và chân xác được phối kết nhuần nhị, tự nhiên và hợp lý với chất huyền ảo. Thực tế và mộng ảo đều được thể hiện trong cảm nghĩ, liên tưởng, ước muốn, thèm khát của cô bé mồ côi, suốt cả một ngày dài hôm ấy phải nhịn đói, đi bán diêm nhưng chưa bán được bao diêm nào. Thế nên cô bé không dám về nhà vì sợ cha đánh mắng, đành phải chịu đựng cái giá rét kinh khủng của đêm giao thừa nơi phố vắng.
Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật được sáng tạo phù hợp và tương tác với nhau làm bật nổi những đặc trưng tư tưởng và thẩm mỹ của câu chuyện. Về không gian, có một số điểm tiêu biểu, ấn tượng.
Một là, không gian khắc nghiệt, quạnh vắng: Rét dữ dội, tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Hoặc là: Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em…
Hai là, không gian tương phản với nhiều phân cảnh trái ngược. Đó là sự trái ngược giữa hoàn cảnh hiện tại của cô bé bán diêm với hoàn cảnh của em ngày xưa khi bà nội hiền hậu của em còn sống và em được ở trong một ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh: Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
Mặt khác, là sự trái ngược giữa hoàn cành bi thương hiện tại của em với cảnh đón giao thừa ấm áp, no đủ, sung sướng của người giàu sang. Trong khi với mọi nhà, mọi người thì Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay, còn với riêng em thì đầu trần, chân đi đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối. Khi đã quá đói, rét và mệt, Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít. Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.
Sự tương phản của các mảng không gian còn được thể hiện giữa không gian hiện thực phũ phàng của cô bé trong đêm giao thừa đi bán diêm với không gian huyền ảo mà mỗi lần khi que diêm được đốt cháy đã tạo nên trong cảm nhận của em. Cảnh hiện thực buồn không chỉ vì tình trạng đói, rét, lo sợ về nhà sẽ bị cha mắng của cô bé mà còn với cả điều kiện sống khốn khổ của cả gia đình cô: Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Còn cảnh khi các que diêm được đốt lên tạo nên rất diệu kỳ, ấp áp, hạnh phúc: Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Những cảm giác đó tăng dần, và có thêm những cảnh diệu kỳ mới: Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé (khi que diêm thứ hai cháy lên); Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en (…).
Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây… Nhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời (khi que diêm thứ ba cháy lên). Đến lần quẹt que diêm thứ tư thì em gặp bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em: Em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. Em thấy vô cùng hạnh phúc, xin bà theo: Cháu van bà, bà xin Thượng Đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
Khi que diêm tắt thì ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Em đã cuống quít quẹt lần thứ 5 tất cả những que diêm còn lại trong bao, và em đã gặp lại bà lần nữa: Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng Đế. Cảnh thực và mộng được đan cài nhau, khi diêm được đốt sáng lên thì cảnh ảo hiển lộ, khi diêm tắt thì cảnh thực thống lĩnh. Đặc biệt, giá trị và ý nghĩa của cảnh thứ nhất tăng dần lên theo số lần cô bé quẹt diêm sang lên: từ sưởi ấm (lần 1), đến món ăn ngon (lần hai) là những nhu cầu theo ước vọng về vật chất; tới lần thứ ba với cây thông Nô-em, những ngọn nến…, là vừa vật chất và vừa tinh thần; khi tới lần thứ 4 và thứ 5, em bé được gặp bà, bay cùng bà về trời chầu Thượng Đế trong hạnh phúc vĩnh hằng, thoát khỏi mọi khổ đau, đói rét nơi trần thế thì thuần toàn là tình cảm, tinh thần yêu thương như nhu cầu tối thượng và quan trọng nhất đối với em bé bán diêm, mà cũng là với nhân loại.
Về thời gian nghệ thuật, câu chuyện dồn nén sự kiện chính diễn ra chỉ trong một đêm giao thừa. Việc chọn đêm giao thừa làm khung thời gian cho các biến cố của chuyện là dụng ý nghệ thuật của tác giả, có tác dụng tạo ấn tượng mạnh với đối tượng miêu tả và người tiếp nhận văn bản. Bởi vì, đêm giao thừa là đêm thiêng liêng, đêm giao thừa là đêm hạnh phúc của mọi người, nhưng trong thời gian đó, chỉ riêng một cô bé bán diêm tội nghiệp mồ côi, đói rét, lạc lõng, bơ vơ và trơ trọi một mình trên cái nền của không gian rét buốt và thực sự không chốn nương thân.
Thời gian và không gian nghệ thuật liên kết, tương tác và tất cả tạo thành một áp lực nghiệt ngã và năng nề trút xuống đôi vai mỏng manh, đôi bàn chân trần run rẩy của một mình cô bé. Thời gian và không gian đó là những nhân
tố góp phần tạo nên hành vi đốt diêm để sưởi, và đặc biệt là nguyên nhân tạo tác những bức tranh mộng tưởng của cô bé bán diêm sau những lần que diêm được em đốt cháy sáng lên.
Thi pháp xây dựng nhân vật của truyện cũng rất độc đáo, tạo ấn tượng và sự ám ảnh đối với người tiếp nhận. Nhân vật được thể hiện thông qua hai điểm nhìn chính.
Một là điểm nhìn vào chính chủ thể thẩm mỹ, bao gồm hình thức bên ngoài với những chi tiết cụ thể, chân thực như trang phục, áo quần, nhất là đôi giày…; và nội tâm bên trong với các đặc điểm như cô đơn, khát thèm mái ấm gia đình và tình thương, ám ánh và sợ hãi bạo lực, không tìm thấy bất cứ nơi chốn nương tựa, đi về nào ở chốn trần gian, ước mơ theo người bà về với Thượng Đế. Đó là cách thức tác giả miêu tả tâm lý nhân vật cô bé từ các bức tranh mộng tưởng và những hình ảnh trong trí liên tưởng của cô bé qua những lần diêm được quẹt sáng lên.
Hai là, điểm nhìn chủ thể trong mối quan hệ với bối cảnh, với không gian, thời gian. Các điểm nhìn tạo nên sự toàn vẹn của nhân vật được thể hiện, nhân vật được nhìn ở nhiều chiều kích, góc độ thẩm mỹ.
Những hình thức của quan niệm, cái nhìn nghệ thuật cũng như việc triển khai xây dựng nhân vật trên nền của không gian và thời gian như thế hàm chưa giá trị tư tưởng và thẩm mỹ sâu sắc. Trước hết là giá trị nhân đạo với lòng thương yêu, thấu hiểu, trân quí và nâng niu con người. Đồng thời cũng là lời phê phán, lên án xã hội bất công, thái độ vô cảm của người đời. Điều này được bao hàm, tiềm ẩn trong toàn bộ xu hướng tư tưởng của truyện, và đặc biệt được thể hiện trong những tình tiết tương phản ở cuối truyện. Đó là, trong khi buổi sáng đầu tiên của năm mới sau đêm giao thừa, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, thì với riêng em bé, em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Đặc biệt, riêng với em, em đã chết trong hạnh phúc với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, bởi em đã được gặp người bà thân yêu, được cùng bà bay về bên Thượng Đế, nghĩa là em cũng như bà của em, đã thoát khỏi cảnh sống phàm trần bởi chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Nhưng chính màu hồng trên má em, ánh sáng từ đôi môi đang mỉm cười của em là một sự phủ nhận xã hội, lên án xã hội.
- Kết bài:
Qua truyện ngắn “Cô bé bán diêm”, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. Qua đó, thức tỉnh mọi người đừng vô tâm, hãy biết sống cho đi nhiều hơn để mọi người trong xã hội đều hạnh phúc trọn vẹn.
Xem thêm: