cam-nhan-ve-ve-dep-tinh-cam-cua-nhan-vat-be-thu-khi-khi-nhan-ra-ba-buoi-sang-tren-ben-song

Cảm nhận về vẻ đẹp tình cảm của nhân vật bé Thu khi khi nhận ra ba buổi sáng trên bến sông

Cảm nhận về vẻ đẹp tình cảm của nhân vật bé Thu khi khi nhận ra ba buổi sáng trên bến sông

1. Cuộc chia tay đẫm đầy nước mắt:

+ Khi chia tay anh Sáu trong buổi sáng trên bến sông, bất ngờ bé Thu gọi “ba” tha thiết. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.

+ Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

+ Khi anh Sáu nói “để ba đi”, con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

+ Mếu máo đòi khi ba trở về mua cho cái lược.

2. Bé Thu có tình yêu thương cha vô cùng sâu nặng, không có gì có thể thay thế được tình yêu thương ba trong lòng nó.

– Tác giả rất thành công trong nghệ thuật xây dựng tâm lí và khắc họa đậm nét tình yêu thương cha tha thiết của nhân vật bé Thu. Đặc biệt, ông tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, gần gũi, bình dị, khiến câu chuyện sống động, chân thực như đang diễn ra trước mắt. Tất cả là nguồn sức mạnh để nhà văn thể hiện thành công tình cha con sâu nặng, cao đẹp và thiêng liêng trong cảnh ngộ chiến tranh.


Bài tham khảo:

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tình cha con ông Sáu trong buổi sáng trên bến sông

  • Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Chiếc lược ngà”.

– Giới thiệu đoạn trích đoạn trích miêu tả cảnh bé Thu nhận ông Sáu là cha trước khi ông Sáu lên đường trở lại chiến trường.

  • Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.

– Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người. Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình. Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi bà xé lòng: Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm. Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo: Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. • Nó lo sợ ba sẽ đi mất. Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba. Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba. Cảnh tượng đó khiến mọi người xúc động.

Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình. Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

– Đối với ông Sáu : Khi chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.

+ Anh không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu. Ánh mắt cho thấy nỗi xót xa, cả sự yếu đuối của 1 người lính trước tình cảm gia đình.

+ Giọt nước mắt mà ông cố giấu, lời hứa trở về cùng chiếc lược ngà cho con đã gói trọn tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, mãnh liệt mà ông dành cho con.

Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy.

– Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó.

– Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: “Ba… a…a… ba”. Tiếng “Ba” đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng “Ba” với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng “Ba” vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của ba nó nữa.

– Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó – vết thẹo do kẻ thù của gia đình đó, của đất nước đất nước đau thương này gây ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa làm cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.

Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy.

  • Kết bài:

Buổi sáng trên bến sông, hai cha con ông Sáu từ biệt nhau. Ông Sáu hứa hẹn sẽ trở về với món quà là chiếc lược. Thế nhưng, lời hứa ấy mãi sau này mới thành hiện thực. Cuộc chia tay ấy cũng là lần gặp gỡ cuối cùng và duy nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang