Ý nghĩa lời đề từ trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo
- Mở bài:
Thanh Thảo là một trong nhưng nhà thơ tiêu biểu của nền thơ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông được xem là vua trường ca và là một cây bút luôn nỗ lực để cách tân thơ, kiếm tìm những cách biểu hiện mới. Thơ Thanh Thảo có xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới: tăng cường tính nhạc cho thơ – dùng hệ thống thi ảnh và ngôn ngữ từ mới mẻ nhẳm mở đòng cho một kiểu tư duy thơ phóng túng và dành nhiều khoảng trống cho độc giả đồng sáng tạo. “Đàn ghi ta của Lor-ca” là bài thơ tiêu biểu cho những đặc điểm trên. Tất cả tư tưởng và tình cảm của tác phẩm tồn chứa trong lời đề từ mà Thanh Thảo dã dẫn từ câu thơ của Lor-ca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” (Ph.G. Lorca)
- Thân bài:
Thanh Thảo được xem là vua trường ca và là một cây bút luôn nỗ lực để cách tân thơ, kiếm tìm những cách biểu hiện mới. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư trăn trở về các vấn đề thời đại. Mạch suy cảm trữ tình trong thở Thanh Thảo thường hướng tới những vẻ đẹp tinh thần của con người. Ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái.
Thơ Thanh Thảo có xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới: tăng cường tính nhạc cho thơ – dùng hệ thống thi ảnh và ngôn ngữ từ mới mẻ nhẳm mở đòng cho một kiểu tư duy thơ phóng túng và dành nhiều khoảng trống cho đọc giả đồng sáng tạo.
Cuộc đời và cái chết của Lor-ca trở thành biểu tượng, ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và nhân loại chiến đấu chống phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại. Với Thanh Thảo, đó chính là nguồn cảm hứng để Đàn ghi ta của Lor-ca cất cánh.
Nhan đề bài thơ: “Đàn ghi ta của Lor-ca” hàm chưa một ý nghĩa đặc biệt. Nhiều khi tên tác phẩm có thể gợi mở cho độc giả nội dung chủ yếu, cốt lõi của tác phẩm. Tiêu đề Đàn ghi ta của Lor-ca có thể gợi mở cho ta nội dung chủ yếu của thi phẩm. Theo Thanh Thảo, cây đàn ghi ta ở đây giống như cây đàn lia là biểu trưng cho thi ca. Khởi phát và giữ nhịp cho thơ ca chứ không đơn giản như có nhạc sĩ ở ta nhầm nó là cây đàn ghi ta cảu V.Huy-gô hay cây đàn ghi ta của đại đội ba.
Như vậy, bài thơ của Thanh Thảo trước hết viết về thơ ca (nghệ thuật) của Lor-ca, là sự cảm nhận suy tư của Thanh Thảo về thơ Lor-ca. Đây là khúc tri âm qua chính và bằng chính nghệ thuật của Lor-ca.
Thơ Lor-ca lại là phần tinh hoa, tinh túy nhất của tâm hồn Lor-ca. Hơn nữa “dường như không thể phân biệt được cuộc đời của Lor – ca với thơ ông bởi chúng quện chặt vào nhau và thơ Lor-ca chính là cuộc đời ông, đúng đến tường câu, từng giây phút một (Thanh Thảo). Cho nên viết về thơ Lor-cacũng chính là viết về con người Lor-ca, theo quy luật thơ tức là người. Cái hay và cái khó của bài thơ chính là ở điểm này.
“Đàn ghi ta của Lor-ca” là niềm ngưỡng mộ và đồng cảm sâu sắc của tác giả Thanh Thảo đối với Lor-ca, một nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha, một nghệ sĩ tài năng, yêu tự do, lãng du mà đơn độc. Bài thơ là nỗi đau vô hạn trước số phận bi thảm của Lor-ca bởi những thế lực đen tối, niềm tin mãnh liệt về sự bất tử của tiếng đàn và thơ mà Lor-ca đã để lại.
Chủ đề tư tưởng của tác phẩm được thể hiện qua lời đề từ. Lời đề từ của thi phẩm nhiều khi là chiếc chìa khóa mà tác giả trao cho bạn đọc nhằm mở cánh cửa tìm được con đường khai phá, thâm nhập vào tác phẩm. Nó giúp bạn đọc giải mã những ý nghĩa sâu kín của tác phẩm:
Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn
(Lời đề từ)
Đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống, là biểu tượng nghệ thuật của đất nước Tây Ban Nha. Đàn ghi ta cũng gắn chặt với cuộc đời Lor-ca, là biểu tượng của tình yêu nghệ thuật, tình yêu cuộc sống của Lor-ca. Cái chết của Lor-ca không chỉ chấn động lớn đến thế giới lúc bấy giờ mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều nghệ sĩ bây giờ trong đó có Thanh Thảo. Theo Thanh Thảo cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ này của Lor-ca dẫn dắt và chính là qua thơ Lor-ca mà chúng ta hình dung ra cái chết của ông. Hay nói cách khác đó là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Ông muốn phục sinh cho thời khắc bi tráng đó.
Dùng câu thơ của Lor-ca làm lời đề từ, Thanh Thảo muốn thể hiện sự suy ngẫm và xúc cảm của mình về nghệ thuật và cái chết của Lor- ca. Nhan đề “Đàn ghi ta của Lor-ca” vừa thể hiện tình yêu đất nước thiết tha của Lorca, đất nước của cây đàn ghi ta, vừa thể hiện tình yêu đắm say của Lor-ca đối với nghệ thuật.
Quân thù có thể giết chết nhà thơ nhưng chúng bất lực trong việc tiêu diệt sức sống của nghệ thuật mà Lor-ca sáng tạo ra. Nó là bất tử và nhờ vậy Lor-ca cũng bất tử theo. Các bài thơ ta có cảm xúc như được nghe một bản giao hưởng thơ với hai bè: bè cao, thánh thót và bè trầm bi tráng, cuối cùng là sự hòa trộn giữa hai bè để vừa thấy thơ, vừa thấy người, vừa là khúc tri âm vừa khúc tưởng niệm Lor-ca. Tưởng niệm cũng là một nét độc đáo của nội dung thi phẩm.
Tiêu đề “Đàn ghi ta của Lor-ca” có thể gợi mở cho ta nội dung chủ yếu của thi phẩm. Theo Thanh Thảo – cây đàn ghi ta ở đây giống như cây đàn li-a là biểu trưng cho thi ca. Khởi phát và giữ nhịp cho thơ ca chứ không đơn giản như có nhạc sĩ ở ta nhầm nó là cây đàn ghi ta của V.Huy-gô hay Cây đàn ghi ta của đại đội ba.
Như vậy bài thơ của Thanh Thảo trước hết viết về thơ ca (nghệ thuật) của Lor-ca, là sự cảm nhận suy tư của Thanh Thảo về thơ Lor-ca. Đây là khúc tri âm qua chính và bằng chính nghệ thuật của Lor-ca. Thơ Lor-ca lại là phần tinh hoa, tinh túy nhất của tâm hồn Lor-ca. Hơn nữa, dường như không thể phân biệt được cuộc đời của Lor-ca với thơ ông bởi chúng quện chặt vào nhau và thơ Lor-ca chính là cuộc đời ông, đúng đến tường câu, từng giây phút một (Thanh Thảo), cho nên viết về thơ Lor-ca cũng chính là viết về con người Lor-ca, theo quy luật thơ tức là người. Cái hay và cái khó của bài thơ chính là ở điểm này.
Cho nên muốn hiểu được bài thơ của Thanh Thảo, bạn đọc phải có chút vốn liếng về thơ Lor-ca. Có như vậy mới dễ dàng thâm nhập vào thi phẩm để có thể đồng cảm thậm chí đồng sáng tác với tác giả.
Chủ đề tư tưởng của tác phẩm được thể hiện qua lời đề từ. Lời đề từ của thi phẩm nhiều khi là chiếc chìa khóa mà tác giả trao cho bạn đọc nhằm mở cánh cửa tìm được con đường khai phá, thâm nhập vào tác phẩm. Nó giúp bạn đọc giải mã những ý nghĩa sâu kín của tác phẩm:
“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
Cái chết của Lor-ca không chỉ chấn động lớn đến thế giới lúc bấy giờ mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều nghệ sĩ bây giờ trong đó có Thanh Thảo. Theo Thanh Thảo cả bài thơ bật lên nhờ một câu thơ này của Lor – ca dẫn dắt và chính là qua thơ Lor-ca mà tôi hình dung ra cái chết của ông. Hay nói cách khác đó là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Ông muốn phục sinh cho thời khắc bi tráng đó.
Dùng câu thơ của Lor-ca làm lời đề từ, Thanh Thảo muốn thể hiện sự suy ngẫm và xúc cảm của mình về nghệ thuật và cái chết của Lor- ca:
Lor-ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc
Quân thù có thể giết chết nhà thơ nhưng chúng bất lực trong việc tiêu diệt sức sống của nghệ thuật mà Lor-ca sáng tạo ra. Nó là bất tử và nhờ vậy Lor-ca cũng bất tử theo. Phải chăng đó là chủ đề tư tưởng cảu thi phẩm này
Như vậy, Đàn ghi ta của Lor-ca vừa là những cảm nhận của Thanh Thảo về thơ Lor-ca vừa viết về cái chết của Lor-ca. Nội dung kép đó được thể hiện rõ trong bố cục của bài thơ:
Hai khổ đầu viết về Lor-ca qua thơ của mình Lor-ca và cái bi tráng của ông. Hai khổ tiếp: Suy ngẫm về sức sống của thơ Lor-ca và cái chết bất tử của ông. Hai khổ cuối: Thơ Lor-ca bất tử nên ông cũng bất tử theo. Lor-ca từ giã tất cả để làm nên sự sống. Hai nội dung đó lúc đầu còn tách bạch về sau càng ngày càng hòa nhập, càng hóa thân vào nhau để làm nên một cơ thể thơ hoàn chỉnh thống nhất.
Các bài thơ ta có cảm xúc như được nghe một bản giao hưởng thơ với hai bè: bè cao, thánh thót và bè trầm bi tráng, cuối cùng là sự hòa trộn giữa hai bè để vừa thấy thơ, vừa thấy người, vừa là khúc tri âm vừa khúc tưởng niệm Lor-ca. Tưởng niệm cũng là một nét độc đáo của nội dung thi phẩm.
Mới đọc, người đọc bị choáng ngợp bởi chất nhạc của bài thơ, nhưng đọc kĩ ta lại thấy bài thơ được tổ chức, phát triền trên cái trục thống nhất- mang tên tự sự và trữ tình. Nó thể hiện ở kết cấu thi phẩm. Sự kết hợp này còn lặn cả vào từng ngôn từ, từng hình ảnh thơ, từng ý thơ. Nên đọc Đàn ghi ta của Lor-ca. khiến người ta nghĩ đến những bài thơ điếu, thơ viếng và cả văn tế trong văn học ở nước ta. Nó giúp ta nghĩ Thanh Thảo dù có cách tân, học tập thơ phương Tây nhưng cái gốc vẫn là nhà thơ phương Đông.
- Kết bài:
Bài thơ viết theo thể thơ tự do, sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng, siêu thực, kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với nhạc, âm thanh với màu sắc. Hình thức phóng khoáng, không sử dụng dấu câu, cấu trúc câu dài ngắn theo mạch cảm xúc, suy tưởng., từng bước đưa người đọc cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor ca. Thanh Thảo muốn làm sống lại thời khắc bi tráng về cái chết của Lor-ca từ đó bộc lộ thái độ ngưỡng mộ, đau xót của mình với Lor-ca. Bài thơ đã xây dựng được một biểu tượng nghệ thuật Lor-ca qua hình ảnh quen thuộc, độc đáo: đàn ghi ta.
Cảm nhận về hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca