so-sanh-hinh-anh-bong-chieu-trong-bai-tho-chieu-toi-ho-chi-minh-va-kho-cuoi-bai-tho-trang-giang-huy-can

30 nhận định hay về bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)

30 nhận định hay nhất về bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)

1.  “Hồ Chí Minh rất Đường mà không Đường một tí nào. Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi , sự uể oải,sự vội vã,sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt” thơ (thi nhã hoặc nhãn tự), nó bùng sáng lên, nó cân lại chỉ một chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa”.

2. “Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề,mệt mỏi, nhạc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác” (Nguyễn Trung Thông)

3. “Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu thơ đầu thì thơ HCM không khác gì thơ Liễu Tông Nguyên đời Đường: Thiên sơn điêu phi tận Vạn kính nhân tông diệt Cô thuyền xuy lạp ông Độc điếu hàn giang tuyết (Nghìn non chim bay hết Muôn nẻo dấu người mất Trên thuyền cô độc lão già Một mình cầu sông tuyết lạnh” (Hoài Thanh)

4. “Qua bức tranh cảnh vật, thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên,  yêu con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm” Sách giáo viên Ngữ văn 11 cơ bản tập hai, trang 53- 54, NXB Giáo dục).

5. “Một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta nhưng thường nó vẫn trôi qua đi. Không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được” (Hoài Thanh)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang