“Tận thiện tận mỹ” nghĩa là gì?
TẬN THIỆN TẬN MỸ (尽善尽美) là một chủ trương trong lý luận văn học, có nghĩa là hết sức chân thiện, hết sức tốt đẹp. Thơ văn phải tốt đẹp cả về hình thức và nội dung.
Thuật ngữ này xuất xứ từ sách Luận ngữ thiên “Bát dật”: “Tử vị “Thiều” tận mỹ hĩ, hữu tận thiện hĩ”. Vị “Vũ”, tận mỹ hĩ, vị tận thiện dã” (Khổng Tử nói rằng nhạc “Thiều” tận mỹ mà cũng tận thiện, lại nói rằng nhạc “Vũ” tận mỹ song chưa được tận thiện).
Khổng Tử đánh giá tác phẩm văn học, cho rằng phải vừa mỹ vừa thiện, đó là tiêu chuẩn tối cao. “Vũ” là nhạc thời vua Vũ, có nội dung toàn là dùng vũ lực chinh phạt đánh chiếm thiên hạ, không phù hợp nguyên tắc dùng đức để thu phục lòng người của Khổng Tử, vì vậy cho nên có đẹp mà chưa có thiện. Còn nhạc “Thiều” của vua Thuấn thì mang thánh đức mà nhận chuyện nhường ngôi, không ham quyền lực lớn, vì vậy được xem là đại biểu cho sự chí thiện chí mỹ.