suy-nghi-ve-tinh-trang-ve-bay-len-cac-cong-trinh-van-hoa-hien-nay

Suy nghĩ về tình trạng “vẽ bậy” lên các công trình văn hóa hiện nay.

Suy nghĩ về tình trạng “vẽ bậy” lên các công trình văn hóa hiện nay.

  • Mở bài:

Viết, vẽ là một nghệ thuật nhưng nghệ thuật đó phải được trình bày đúng chỗ và hợp lý. Hiện tượng viết, vẽ bậy đang là một thực trạng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nào là: nhà thờ Đức Bà, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An,… được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Song lại có những dòng chữ của khách du lịch viết, vẽ lên làm mất thẩm mỹ, mất văn hóa, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng.

  • Thân bài:

Viết, vẽ bậy là các hành động viết, vẽ sai trái, càn rỡ và không được cho phép. Nó được thể hiện như viết, vẽ không đúng nơi quy định hoặc có nội dung thô tục hoặc thiếu tính thẩm mỹ. Viết bậy là những dòng chữ không hay, những lời nói thô tục khiến người đọc vào rất phản cảm. Vẽ bậy là các hành động vô ý thức nhằm thỏa mãn nhu cầu hoặc phản kháng của người vẽ nói lên.

Ta có thể lấy ví dụ gần gũi như là những câu: “I love You”, “Bảo yêu Ngân”,… đáng lẽ những lời này mình sẽ trao tặng cho người khác hoặc giữ kín cho riêng mình, mà tại sao nó lại được khắc trên bàn, trên tường hay thậm chí ở trên gốc cây. Những lời nói ấy phải chăng chỉ đùa giỡn hay tình cảm thật sự mà người đó muốn gửi thầm. Những lúc chán nản, “ngứa tay” trong tiết học bạn thường làm gì nhỉ? Chắc hẳn bạn sẽ tưởng tượng mặt bàn là một mảnh giấy thật to còn chiếc bút là một cây cọ vẽ đầy sắc màu để thỏa sức sáng tạo tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.

Bàn học là nơi ta “giải lao trong tiết học” cũng là nơi ta “mở rộng mối quan hệ” bởi thường chứa những nội dung kết bạn như ghi tên hoặc số điền thoại trên đó, mong được làm quen với anh, chị ngồi chỗ mình ở ca trước. Những hành động đó có thể bị người xấu lợi dụng bởi chưa đầy đủ thông tin cá nhân của bạn. Hơn thế nữa bàn học được gọi là nơi “lưu trữ kiến thức” của nhiều học trò gian lận, với một cây bút có độ đậm như bút chì khi ghi lên mặt bàn sẽ dễ dàng “ẩn mình” trong đám chữ nguệch ngoạc đã có trước. Cho dù giáo viên có đứng gần cách mấy đi xa nữa thì đám chữ ấy cũng coi như “vô hình”.

Xa hơn là những cảnh quan đẹp và di tích lịch sử trong và ngoài nước đã bị xâm hại do viết, vẽ bậy. Mới đây, các trang báo lớn của Nhật Bản như là Yomiuri, Mainichi, Sankei,… đã đưa tin hàng loạt về tình trạng viết, vẽ bậy lên những di tích, kiến trúc cổ đại của họ. Điển hình như là tường đá của thành Yonago thuộc tỉnh Tottori – một thành cổ nằm trên núi Minato ở độ cao chín mươi mét đã bị một ai đó dùng vật nhọn khắc lên. Được khẳng định là chữ La-tinh và nhiều dân mạng xã hội đã cho rằng đó là chữ Việt Nam. Là một kiến trúc cổ đại khoảng năm trăm tuổi, có bề thế và danh tiếng nổi lừng khắp cả nước nay đã bị những dòng chữ tưởng chừng như vô hại đã làm mất đi giá trị văn hóa và vẻ đẹp mà nó từng có.

Theo thống kê của bộ văn hóa thông tin, nước ta hiện đang có khoảng bốn mươi ngàn di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thì có trên một nữa số di tích bị xâm phạm bởi tình trạng viết, vẽ bậy. Viết, vẽ bậy đôi khi xảy ra ở những nơi tôn nghiêm nhất như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Tháp Bút, đền Ngọc Sơn,… Mặt dù ở đây thường có bảo vệ trông coi và có biện báo quy định các hoạt động không cho phép như viết, vẽ bậy nhưng do vì hiếu ý thức nên các sai lầm đáng tiết này vẫn xảy ra. Điều này không những ảnh hướng trực tiếp đến các di tích lịch sử mà còn ảnh hưởng gián tiếp tới cả quốc gia, nhất là cách nhìn nhận của người nước ngoài đối với văn hóa của người dân trong nước.

Gần hơn nữa là phong trào graffiti (vẽ tranh đường phố) đang nổi lên hiện nay khiến dư luận bức xúc. Các “nghệ sĩ đường phố” tha hồ thể hiện tài năng của mình lên bất cứ khoảng không gian trống nào trên khắp các đường phố. Nhiều bức tường mới sơn sạch tinh tươm, sau một đêm đã chằng chịt nét vẽ, với đủ hình thù kỳ dị. Những công trình xây dựng bỗng nhiên có thêm một vài họa tiết, hình vẽ kì dị. Rõ ràng, đó là hành vi phá hoại các công trình, làm xấu đi nếp sống văn minh đô thị chứ không phải là nghệ thuật vì nghệ thuật chân chính phải được đặt dúng chỗ, được mọi người đón nhận và tôn vinh.

Về lứa tuổi, thì đối tượng vẽ bậy thường là thanh hiếu niên chưa trưởng thành. Họ thường viết, vẽ ở những nơi công cộng để biểu hiện những cảm xúc của mình hoặc thích trổ tài thể hiện kỹ năng viết, vẽ của họ. Đôi lúc họ chỉ muốn lưu lại các vết tích của họ ở một nơi nào đó khi họ đến. Tuy nhiên, họ lại không biết được các hậu quả xấu của mình gây ra với xã hội. Điều này có thể giải thích rằng họ ít được dạy bảo hoặc tính bòng bột của tuổi mới lớn. Đôi khi hành động viết, vẽ bậy cũng chỉ là do tính bắt chước, nó làm hiện tượng này lan rộng.

Ngược lại với những người gây ra các vết lem do viết, vẽ ở những nơi công cộng, chúng ta lại có nhiều người muốn mang lại diện mạo mới cho những nơi công cộng. Nhiều người đã bằng nét vẽ cẩn thân của mình làm đẹp những bức tường kĩ, ẩm mốc, cho nó một sức sống mới. Hành động của họ còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sống. Nhiều con hẻm giờ đây đã trở nên sạch sẽ và thông thoáng. Nó thể hiển tính lang tỏa của các hoạt động tốt.

Các ảnh hưởng của hiện tưởng viết, vẽ bậy là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.Các giải pháp cần thiết để khắc phục hiện tượng này là giáp giục, vận động, tuyên truyền và tăng cường khung luật pháp. Cần giáo dục học sinh viết, vẽ đúng nơi quy định, có nội dung lành mạnh và phù hợp với nơi vẽ. Trong việc tuyên truyền và vận động cần được thực hiện ở các tổ dân phố hoặc phường xã. Việc tuyên truyền vận động này cũng cần được thực hiện đối với ngành du lịch trong việc giữ gìn và bải vệ các di sản văn hóa dân tộc. Hướng dẫn viên cần phổ biến những quy định nhằm hạn chế các việc viết, vẽ không đúng chỗ. Về luật pháp cần có các quy định chặt chẽ hơn và nâng cao mức sử phạt để ngành ngừa hiện trạng này. Để những luật lệ này có ý nghĩa cần phổ biến chúng tới người dân.

  • Kết bài:

Chúng ta có hơn bốn ngàn năm lịch sử. Với bề dày văn hóa này, các hiện tượng viết, vẽ bậy sẽ sớm được khắc phục khi có sự chung tay của cộng động. Với bản thân tôi sẽ làm công tác tuyên truyền ở khu phố mình đang sống để người dân nơi đây hiểu đúng và có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống sạch đẹp và giữ gìn các di tích lịch sử.

Nghị luận: Ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang