phan-tich-bai-tho-voi-vang-de-lam-sang-to-y-kien-nong-nan-va-tre-trung-la-hai-pham-chat-dong-thoi-cung-la-hai-giong-dieu-chinh-giong-tho-xuan-dieu

Phân tích bài thơ Vội vàng để làm sáng tỏ ý kiến: Nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính giọng thơ Xuân Diệu (..)

Phân tích bài thơ Vội vàng để làm sáng tỏ ý kiến: Nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính giọng thơ Xuân Diệu (..)

* Hướng dẫn làm bài:

1. Làm rõ nội dung nhận định.

– Nồng nàn và trẻ trung là 2 đặc điểm riêng, độc đáo, ổn định; trở thành một phần giá trị tư tưởng quan trọng của tác phẩm, làm nên phong cách nghệ thuật thơ XD trước 1945.

– Thơ  có nhiều giọng điệu, nhưng nồng nàn, trẻ trung vẫn là sợi dây chủ đạo trong mạch cảm xúc của XD. Nó là nội dung cơ bản mà nhà thơ muốn bày tỏ với người, với đời. Nó luôn tương hợp và đồng nhất trong thơ ông.

2. Phân tích Vội vàng để chứng minh.

– Khát vọng táo bạo, mãnh liệt, muốn đoạt quyền tạo hoá, để giữ mãi hương sắc của mùa xuân.

– Rạo rực, say đắm, ngất ngây  trước sức sống tràn trề của đất trời mùa xuân, xem cuộc sống là một thiên đường trên mặt đất.

– Nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian:

– Hối hả, giục giã mọi người kịp hưởng thụ (bằng tất cả các giác quan) phần ngon  nhất, đẹp nhất, trẻ trung nhất và nồng nàn nhất của cuộc đời: tình yêu và tuổi trẻ

– Lưu ý: Trong quá trình phân tích cần kết hợp các đặc sắc về mặt nghệ thuật

+ Những từ ngữ gây ấn tượng mạnh, mang tính cá thể hoá cao độ

+ Cách liên tưởng, so sánh độc đáo

+ Hình ảnh thơ cường điệu, mới mẻ, độc đáo

+ Giọng thơ thay đổi bất ngờ, linh hoạt

+ Cách ngắt nhịp, ngắt câu sáng tạo….

Tham khảo:

– Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định về bài thơ Vội vàng: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

– Thế Lữ trong lời tựa tập Thơ thơ: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xậy dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”.

“Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu…Trong số đó, Vội vàng là một trong những thi phẩm thuộc loại tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu” (Nguyễn Đăng Điệp)

“Vội vàng” là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là tuổi trẻ. Quan niệm sống mới mẻ này được nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ – Xuân Diệu dành tặng cho chúng ta trong bài thơ cùng tên “Vội Vàng”.

– Nhà thơ muốn sống vội vàng theo cách riêng của chính ông. Đó là một quan niệm hết sức mới mẻ. Sống vội vàng không có nghĩa là đi lướt qua mọi thứ mà là biết quý trọng thời gian, làm những việc có ích. Ông biết rằng thời gian không bao giờ ngừng trôi, đó không phải là thời gian tuần hoàn mà là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Thời gian vẫn lạnh lùng như vậy, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Ông cảm nhận sâu sắc một nghịch lý trớ trêu khi lòng người mơ ước, khát khao thật nhiều còn những gì nhận được từ cuộc đời lại quá ít ỏi, nhỏ bé. Nhưng ông không chịu khuất phục trước cuộc đời, mà ông đã làm, và để lại những lời khuyên chân thành, thấm thía đánh vào tư tưởng của chúng ta, thúc giục chúng ta: PHẢI SỐNG KHÁC NGAY HÔM NAY.

– Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu rất táo bạo. Nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống đến mức muốn tận hưởng tối đa cuộc đời. Đó là những ham muốn hoang tưởng được giữ mãi thanh sắc, vẻ đẹp cho đời:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho hương đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

– Sống là tận hưởng và cũng là sự vội vàng. Vội vàng để không phí hoài thời gian, tuổi trẻ. Vội vàng để những ham muốn trở nên mãnh liệt hơn. Vội vàng để nhận ra “Mình nên làm gì? Hãy tranh thủ khi ta còn trẻ để làm những gì mình muốn, thực hiện những ước mơ mà mình khao khát, cống hiến hết sức mình cho xã hội khi còn đủ sức, cháy hết mình cho thỏa cuộc đời, để khi về già sẽ không còn gì là hối hận. Hãy tận hưởng niềm vui trần thế, cảm nhận những gì tinh tế nhất của đất trời. Và: “Khi còn trẻ hãy ngủ ít thôi vì khi về già, bạn có nhiều thời gian để ngủ!”

– Tại sao chúng ta phải sống châm lại trong khi thời gian đang ngày ngày trôi đi rất nhanh. Hãy sống nhanh lên, thưởng thức cái nắng nhè nhẹ buổi sáng, cơn gió man mát giữa trưa hè, hãy cảm nhận tình yêu ngọt ngào “cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng”. Đừng để mình lùi lại dần với thời gian! Thời gian rồi cũng sẽ qua đi và chẳng ai thay đổi được quá khứ.

– Sống vội vàng không có nghĩa là làm việc thật nhanh để mọi thứ rối tung lên mà là làm việc có hiệu quả từ những cảm nhận nhận tinh tế nhất. Để niềm vui thấm vào từng tế bào của chúng ta. Làm cho cuộc đời không trở nên hối tiếc. Nhưng đừng quá vội vàng, vì ta có thể bỏ lỡ rất nhiều thứ, sống thật nhanh, yêu thật sâu, cười thật tươi và lạc quan thật nhiều nhưng thỉnh thoảng hãy lắng lại để suy nghĩ về cuộc đời, những mảnh ghép của cuộc sống, những người thân yêu nhất. Đó không phải là sống chậm mà để nhìn lại những gì mình đã làm. Nó làm cuộc sống có ý nghĩa hơn, và rồi sau đó lại cứ cháy hết mình cho tuổi trẻ vẫn không muộn.

– Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu thật sự là lời khuyên quý báu. Nhà thơ cho chúng ta trải nghiệm về cuộc sống, về tuổi trẻ, cho chúng ta thấy mọi vẻ đẹp của cuộc đời và ý nói: “Nếu chúng ta không biết quý trọng nó khi còn đủ sức thì chúng ta sẽ phải nuối tiếc mãi mãi. Vì trong hiện tại đã chứa đựng quá khứ, trong vẻ đẹp đã chứ đựng sự tàn phai, và tuổi trẻ chỉ có một lần, không quay lại. Hãy biết quý trọng tuổi trẻ, độ đẹp nhất của một đời người. Những lời khuyên ”sống như thế nào” sẽ mãi theo chúng ta trên con đường đời. “Nhà thơ của tình yêu” đã đánh thức tâm hồn chúng ta, khơi dậy sự tự tin, lòng nhiệt huyết tuổi trẻ bằng giọng yêu đời thâm thía: Hãy yêu cuộc sống mà chính ta đang theo đuổi. Đừng bao giờ nói câu không thể mà hãy sống khác mỗi ngày.

Làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang