suy-nghi-ve-y-nghia-cau-chuyen-nhung-vet-dinh

Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Những vết đinh

Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Những vết đinh.

  • Mở bài

– Những vết đinh là câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Qua những vết đinh còn lại trên hàng rào gỗ và bài học nhận được, câu : Biết kiềm chế bản thân; biết lắng nghe và thấu hiểu.

  • Thân bài:

1. Tóm tắt lại nội dung câu chuyện.

Câu chuyện kể về một cậu bé hay nóng giận. Để con nhận ra sai lầm của mình, một hôm người cha đưa cho cậu một túi đinh và nói rằng mỗi khi nóng giận, cậu hãy đóng một cây đinh lên hàng rào gỗ. Cậu đã làm theo lời cha. Trên hàng rào chi chít những cây đinh. Đến một ngày cậu không còn nổi giận nữa và khoe điều đó với cha. Người khen cậu và ân cần bảo rằng nếu một ngày cậu không làm ai phiền lòng thì hãy nhổ ra khỏi hàng rào một cái định. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Từ những vết đinh còn lại trên cột gỗ, người cha đã giúp cậu nhận ra tác hại của sự nóng giận mà cậu đã gây ra đối với người khác.

Câu chuyện ngắn gọn, xúc tích đã để lại trong chúng ta những vấn đề cần suy ngẫm:

– Khi nóng giận, con người thường gây tổn thương cho người khác và để lại dấu ấn không tốt lâu dài.

– Con người cần biết kiềm chế và có thể kiềm chế được những cơn nóng giận của bản thân.

2. Bình luận, chứng minh.

– Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống:

+ Khi nóng giận, con người sẽ không có đủ bình tĩnh, tỉnh táo để làm chủ lời nói, hành động của mình. Những lời nói, hành động ấy sẽ giống như mũi đinh nhọn đóng vào tâm hồn người khác khiến họ đau đớn, tổn thương. Ấn tượng ấy không dễ gì mất đi.

+ Nóng giận là nhược điểm của không ít người trong cuộc sống. Nhiều người vì nóng giận mà gây ra những hậu quả khôn lường với người khác và bản thân (Lấy dẫn chứng).

+ Nếu kiên trì, nỗ lực, tự rèn luyện, con người sẽ kiềm chế được những cơn nóng giận.

+ Kiềm chế sự nóng giận sẽ khiến tâm hồn mình được thanh thản và mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp hơn.

3. Bài học, phương hướng hành động.

+ Không ngừng rèn luyện để kiềm chế sự nóng nảy của bản thân

+ Xây dựng những thói quen tốt trong ứng xử, giao tiếp.

  • Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa câu chuyện: Là một bài học sâu sắc.

Bài văn tham khảo 1:

  • Mở bài:

Không phải ai trên cuộc đời này đều có lòng vị tha và bao dung đủ lớn, để tha thứ cho ta những lần ta phạm lỗi và khiến họ bị tổn thương. Và hẳn trong cuộc đời không ai từng chưa một lần khiến người khác đau lòng, những kí ức đau buồn ấy không phải chỉ có người nhận mới cảm thấy  tổn thương, mà cả người làm điều đó cũng sẽ day dứt trong một khoảng thời gian dài. Đọc xong câu truyện nhỏ “Những vết đinh”, ta mới chợt nhận ra sự vô tâm của mình, và câu truyện chính là một bài học cảnh tỉnh đáng nhớ và thấm thía cho những ai đã từng khiến người khác bị tổn thương.

  • Thân bài:

Câu chuyện kể về một cậu bé có tính cách nóng nảy. Theo lời người cha, mỗi khi nổi nóng với ai đó thì cậu bé đóng một cây đinh lên hàng rào. Ban đầu, số lượng đinh được đóng lên tường ngày một nhiều. Nhưng sau đó cậu ta dần kiềm chế cơn nổi nóng của mình và dần nhổ được hết những chiếc đinh đã đóng trước kia. Sau khi nhổ, những lỗ đinh vẫn để lại trên hàng rào mà không cách nào lành lại được.

Câu chuyện là bài học điển hình về sự nóng giận. Nóng giận có thể sửa đổi và kiềm chế theo thời gian nhưng những cơn nổi nóng đã qua có thể gây ra những tổn thương và vết sẹo trong tâm hồn người khác và khó lòng xóa nhòa được.

Cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta luôn tồn tại vô vàn áp lực. Đôi lúc khó khăn, thử thách khiến bạn không giữ được bình tĩnh và dễ nổi nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ với người khác trong xã hội.

Trong cuộc sống, không ai là không từng mắc những sai lầm. Tuy nhiên điều quan trọng là khi mắc những sai phạm đó, chúng ta rút ra được bài học gì để sai lầm đó không còn lặp lại. Câu chuyện về cậu bé với “những vết đinh” là bài học cho mỗi người. Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống

Khi con người ta nóng giận, con người sẽ không có đủ bình tĩnh, tỉnh táo để làm chủ lời nói, hành động của mình. Những lời nói, hành động ấy như những mũi đinh nhọn đâm vào tâm hồn người khác khiến họ đau đớn, tổn thương. Ấn tượng ấy để lại dấu ấn không tốt lâu dài, không dễ gì mất đi.

Nóng giận là nhược điểm của không ít người trong cuộc sống. Nhiều người vì nóng giận mà gây ra những hậu quả khôn lường với người khác và bản thân.

Nếu kiên trì, nỗ lực, tự rèn luyện, con người sẽ kiềm chế được những cơn nóng giận. Mỗi chúng ta cần phải biết kiềm chế và học cách kiềm chế cơn nóng giận của bản thân giống cậu bé trong câu chuyện.

Kiềm chế sự nóng giận sẽ khiến tâm hồn mình được thanh thản và mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.

Từ ý nghĩa của câu chuyện, chúng ta rút ra được nhiều bài học sâu sắc. Trước hết, cần biết lắng nghe và thấu hiểu, không vội vã hành động trước khi suy suy nghĩ thấu đáo. Để kiềm chế sự nóng nảy của bản thân, mỗi chúng ta cần xây dựng thói quen tốt trong giao tiếp, ứng xử. Biết nói lời nhỏ nhẹ, lịch sự, tôn trọng người khác. Bao dung với những người nóng nảy phạm sai lầm nhưng quyết tâm sửa chữa…

  • Kết bài:

Câu truyện thật ý nghĩa, nó dạy cho chúng ta bài học về cách ứng xử, và là một liều thuốc xoa dịu chính bản thân mỗi người khi có tính xấu là nóng giận vô cớ và hay gây tổn thương người khác. Hãy luôn biết trân trọng các mối quan hệ quanh mình, và đừng vì lý do gì khiến những tình cảm ấy xa rời mình vì những điều không đáng, các bạn nhé!

Bài văn tham khảo 2:

  • Mở bài:

Cuộc sống luôn đặt ra những khó khăn, thử thách để con người vượt qua và trưởng thành. Khi vấp phải những điều không vừa lòng, ta thường hay nóng giận. Điều đó khiến chúng ta có những hành động sai lầm. Câu chuyện Những vết đinh là bài học sâu sắc, giúp mỗi chúng ta tự sửa mình.

  • Thân bài:

Ý nghĩa câu chuyện.

Câu chuyện rất giản dị, tự nhiên nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng sâu sắc. Nó khiến nhiều người khi đọc phải ngẫm nghĩ, hiểu thấu, nhìn lại mình và thay đổi tích cực. Phải nói đây là một bài học quý báu. Cậu bé đã nhận ra một điều quan trọng: Đừng bao giờ để lại những vết đinh trong lòng người khác, bởi những vết đinh đó cũng sẽ là nỗi đau của chính người đóng.

Bình luận và chứng minh.

– Trong cuộc sống bộn bề, nhiều nỗi lo toan, chúng ta rất khó tránh khỏi những lúc nóng nảy và không thể kiềm chế được cơn giận của mình. Từ đó dễ làm tổn thương người khác và đánh mất thứ quý giá là sự thiêng liêng trong tình cảm gia đình, bạn bè… Dù thời gian có xoa dịu nhưng rất khó chữa lành bởi những vết thương tinh thần còn đau đớn hơn những vết thương thể xác. Vì vậy mỗi người phải rèn luyện một bản lĩnh kiên định, biết làm chủ cảm xúc, tránh việc “giận quá mất khôn”, vừa làm tổn thương người khác, vừa gây ra nỗi day dứt cho chính mình.

– Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình thương yêu chân thành. Chúng ta hãy biết sửa chữa lỗi lầm, làm những điều tốt đẹp hơn để bù đắp vào những mất mát gây ra. Và đặc biệt hãy luôn mở lòng học cách sẻ chia, bao dung để có được những điều bình dị mà kì diệu trong cuộc sống.

– Thế hệ trẻ cần bồi đắp trí tuệ, nuôi dưỡng tâm hồn mình trở nên sâu sắc, tinh tế, nhân ái; quan tâm đến cuộc sống, để những người xung quanh mình bằng trái tim yêu thương thực sự.

  • Kết bài:

Đọc câu chuyện Những vết đinh, chúng ta chợt nhận ra rằng đã rất nhiều lần, vì giận dữ mà ta đã làm cho người khác bị tổn thương. Vì thế, hãy biết làm chủ cảm xúc của mình, biết lắng nghe và thấu hiểu để không làm người khác bị tổn thương bởi những cơn giận vô cớ của mình.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang