Suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình

suy-nghi-ve-hien-tuong-mot-so-ban-tre-dang-song-vo-cam-ngay-trong-chinh-gia-dinh-minh

Suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình.

I/ Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề: Thái độ sống của giới trẻ nói chung.

– Nêu vấn đề nghị luận: Thái độ vô cảm của một số bạn trẻ trong chính gia đình mình khi sống chỉ biết quan tâm đến các thần tượng trên phim ảnh, đắm chìm với sở thích riêng mà thờ ơ với những vất vả lo toan, yêu thương trìu mến của cha mẹ, người thân.

II/ Thân bài:

1. Giải thích: Vô cảm là gì?

– Sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình là sự thờ ơ, không quan tâm, không biết chia sẻ với những người thân yêu, gần gũi.

– Biểu hiện của lối sống vô cảm:

+ Nhiều bạn trẻ mải mê chạy theo các thần tượng một cách mù quáng, đắm chìm trong những sở thích riêng, không biết quan tâm đến những người thân trong gia đình.

+ Ít trò chuyện với ba mẹ, hay cãi lời và có những suy nghĩ, hành động tiêu cực mỗi khi bị cha mẹ khiển trách.

Dẫn chứng:

+…….

+…….

2. Bàn luận:

a. Thực trạng (biểu hiện):

– Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

– Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

b. Nguyên nhân:

– Nguyên nhân khách quan:

+ Do xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.

+ Do sự nuông chiều quá mức hoặc tình trạng không quan tâm của gia đình.

+ Do tác động của lối sống thực dụng.

+ Do tác động tiêu cực của mạng xã hội.

+ Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Sống ích kỉ, thực dụng, chỉ biết đến mình.

+ Thiếu sự giáo dục của gia đình.

c. Tác động, ảnh hưởng:

– Với cá nhân:

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách: Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình, không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.

+ Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

– Với gia đình:

+ Quan hệ giữa những người trong gia đình mất đi sự gắn kết của tình yêu thương, chia sẻ.

+ Ý nghĩa của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân sẽ bị giảm sút.

– Với xã hội:

+ Tạo ra những công dân vô trách nhiệm.

+ Lối sống vô cảm trở nên phổ biến.

d. Giải pháp:

– Cá nhân: xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh. Mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Hãy làm giàu tâm hồn bằng các tác phẩm văn chương nghệ thuật hoặc tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn…

– Gia đình: Cha mẹ là tấm gương cho con, tạo điều kiện tốt nhất để thường xuyên chia sẻ cùng con; tăng cường giáo dục về trách nhiệm gắn kết, xây dựng tình cảm gia đình của mỗi thành viên.

– Nhà trường: Chú ý giáo dục kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh hiểu về giá trị của gia đình, tránh xa lối sống vô cảm.

– Xã hội: tăng cường tuyên truyền, tổ chức các hoạt động xã hội, các diễn đàn giúp các bạn trẻ bộc lộ được tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc,..

e. Bài học:

– Sống vô cảm trong chính gia đình mình là một hiện tượng tiêu cực cần lên án.

– Sống biết tình yêu thương, biết quan tâm chia sẻ với người thân, với cộng đồng; không nên sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ

– Mỗi học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

– Hãy ra sức chống bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta để trái tim và cuộc sống này tràn ngập yêu thương.

– Tích cực rèn luyện bản thân, trau dồi kĩ năng sống để hiểu về ý nghĩa của việc quan tâm, sẻ chia, kết nối trong gia đình (trong xã hội).

III/ Kết bài:

– Khái quát vấn đề nghị luận: Tình thương là cái quí giá của con người, bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, đã làm nhạt đi sắc hồng của giọt máu trong trái tim. Là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo; hãy yêu thương, chia sẻ và gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa hơn. Vô cảm trong chính gia đình của mình là mầm tai hoạ cho cuộc sống về sau.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.