Suy nghĩ về hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.

suy-nghi-ve-hien-tuong-song-tho-o-vo-cam-thieu-trach-nhiem-voi-nguoi-than-gia-dinh-va-cong-dong-trong-the-he-tre-hien-nay

Suy nghĩ về hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.

  • Mở bài:

– Tình yêu thương, tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, giúp dỡ lẫn nhau là động lực của sự phát triển xã hội. Thế nhưng, không phải lúc nào tinh thần ấy cũng được phát huy đúng mức. Một hiện tượng dễ thấy đó là thế hệ trẻ ngày nay dần trở nên thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng. Đây là một hiện trạng đáng báo động.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

– “Thờ ơ, vô cảm” là không biết quan tâm, chia sẻ, không có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.

2. Bàn luận:

a. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm:

– Thực tế hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều cá nhân có lối sống thờ ơ, vô cảm, dửng dưng, làm ngơ trước nỗi đau, hoàn cảnh khó khăn của người khác. Rất nhiều học sinh, thanh niên sống ích kỷ, ham chơi, lười biếng học tập,  chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình…

b. Nguyên nhân.

– Xã hội phát triển, nhiều loại hình vui chơi giải trí thu hút giới trẻ. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn, thiếu sự quan tâm đến cuộc sống xung quanh.

– Do nhiều phụ huynh nuông chiều con cái, thiếu sự giáo dục đúng đắn khiến con cái lười biếng, ỷ lại và hư hỏng.

– Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.

– Bản thân giới trẻ sống thụ động, thích hưởng thụ nhiều hơn cống hiến và ngày càng lệ thuộc vào thiết bị công nghệ.

c. Hậu quả.

– Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay, dẫn đến việc con người “để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”, phải sống cô độc, sống vô danh, vô nghĩa.

– Thờ ơ, vô cảm làm băng hoại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ những chuẩn mực giá trị đạo đức của con người.

– Trong một số trường hợp thờ ơ, vô cảm đồng nghĩa với tội ác.

d. Biện pháp giải quyết vấn đề trên.

– Đề cao lối sống tình nghĩa, trong sạch và vững mạnh.

– Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ kỹ năng sống, sống có trách nhiệm với bản thân, người thân và xã hội.

– Tổ chức nhiều hoạt động kết nối, chia sẻ, đoàn kết.

– Hạn chế giới trẻ sống ảo, đề cao bản thân quá mức.

e. Bài học:

– Luôn luôn bồi dưỡng tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh. Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực”

  • Kết bài:

– Học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.


Tham khảo:

Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.

  • Mở bài:

Nhà hoạt động chính trị nổi tiếng người Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người”. Đúng, thói xấu này đang từng ngày nảy sinh, trở thành một thành viên trong hội “những tính cách xấu của con người”, không những vậy nó còn làm cho xã hội trở nên ích kỷ và với một thái độ lạnh lùng. Đó là một “căn bệnh” khá nghiêm trọng của giới trẻ hiện nay khiến con người phải đau đầu tìm cách chữa trị và phòng ngừa.

  • Thân bài:

Vô cảm, hay còn gọi là thờ ơ, có thể nói là một căn bệnh tâm hồn của những người có một trái tim băng giá, lạnh lùng, ích kỷ, sống chỉ biết chính mình , không xúc động và không có trách nhiệm đối với người khác. Họ làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh mà mọi người xung quanh đang gặp phải. Thậm chí họ cũng không hề quan tâm cho dù người kia có đang đối mặt với những điều cận kề tính mạng, sự sống. Đó là lý do vì sao vô cảm đơn thuần chỉ là một thói quen, tính cách của giới trẻ nhưng nó đang được thay thế bằng từ “căn bệnh hiểm ác”.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển chóng mặt cùng với công nghệ thông tin. Giới trẻ là những người có cơ hội được tiếp xúc với những thiết bị, lập trình hiện đại của thế giới nhiều nhất cho dù học tập hay giải trí. Chính vì thế, họ đang dần lạm dụng khi ngồi hàng ngày, hàng giờ gắn liền với thế giới ảo khiến cho vô tình mắc phải căn bệnh nguy hiểm này mặc dù biết rằng không nên vướng vào nhưng họ đã không thể tự chủ được bản thân đang đối xử tàn nhẫn với người gặp khó khăn bởi vì họ đã dành tình yêu thương cho bản thân cùng với những người bạn “điện tử” và không còn chỗ cho người thân, cùng với mọi người xung quanh.

Bệnh vô cảm xuất hiện ngày một nhiều, rồi những lần bạn bè vui vẻ trò chuyện trong những lúc ra chơi hay tan trường cũng thưa dần, họ không còn thân thiết, không còn “tám” đủ thứ chuyện trên đời mà trở nên lạnh nhạt, thờ ơ, không còn quan tâm về cuộc sống của nhau nữa. Vốn giới trẻ là những con người quay quanh với công việc, có khi lại phải xa nhà, xa bố mẹ, người thân nên họ cũng không còn gửi những lời hỏi thăm sức khỏe, rồi những lần gọi điện, những dòng tin nhắn vơi dần đến khi còn vỏn vẻn vài chữ, thậm chí cạn dần và biến mất theo năm tháng. Rồi đến những người nghèo khó, hằng ngày vì không có điều kiện để lập nghiệp tạo dựng cuộc sống cho gia đình mà phải đội nắng đội mưa ngoài đường đi quét rác, bán vé số, ăn xin, phát tờ rơi, nhặt ve chai,… Đáng lẽ nếu học sinh lẫn sinh viên như chúng ta nhìn thấy điều đó phải có một chút thương tình giúp họ một tay hoặc cho họ một ít tiền để ăn bữa cơm qua ngày, nó sẽ khiến con người chúng ta biết yêu thương quan tâm mọi người xung quanh hơn thay vì phải lạnh nhạt, vô cảm.

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều tình huống thể hiện bệnh vô cảm. Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bộ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người sống ở đời phải nên yêu thương và biết đến người khác. Nhìn người khác khó khăn thì hãy nghĩ nếu chúng ta bị như vậy sẽ rất buồn phiền và cũng sẽ trải qua những điều họ đang gặp phải bây giờ, chính vì thế ta phải ra sức giúp đỡ họ thì sau này mới nhận lại được sự quan tâm từ họ và cũng có thể là người khác. Cũng bởi vì không thể sống yêu thương mà ta lại luôn giữ cái lối sống vô cảm, thờ ơ nên mới khiến trái tim ta không bao giờ có một tình yêu thật lòng mà chỉ là lợi dụng để đem lợi ích riêng không đáng để thuộc về mình.

Căn bệnh này đã bị quá nhiều bạn trẻ vướng vào, vậy nguyên nhân lây lang là gì lại khiến họ dễ dàng nhiễm bệnh. Có hai nguyên nhân điển hình và phổ biến nhất của loại bệnh này là ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài hoặc là do … bố mẹ. Tại sao chỉ là hai lý do đều có thể dễ dàng chữa được nhưng lại khiến giới trẻ rất khó khăn trong việc điều trị và phần trăm số người thoát khỏi thành công lại quá nhiều, nhiều đến mức không thể tưởng được.

Đầu tiên là việc ít tiếp xúc với môi trường, cuộc sống bên ngoài. Đa số giới trẻ hiện nay luôn “chui rúc” trong căn phòng của mình và “ôm khư khư” chiếc Iphone, Ipad, Macbook bên người hoặc là học không có thời gian biểu khiến cho ta bị “stress” và điều đó khiến chúng ta trở nên nhạt nhẽo, thiếu cảm xúc với mọi người xung quanh vì lúc nào cũng chăm chú vào việc của mình, dần dần ta cũng bất chợt quên đi những cảm xúc cần thiết khi gặp một tình huống cần giúp đỡ. Đó là một lý do chủ động khiến chúng ta mắc bệnh vô cảm.

Ngoài ra, một số các bạn trẻ có ba mẹ vẫn còn giữ những truyền thống, văn hóa đầy khắc nghiệt cổ hủ thời xưa, chỉ dạy một số điều không thiết thực và không phù hợp với xu hướng của thế giới hiện tại, như việc một bạn trẻ muốn dành cuối tuần để được giải trí cho khuây khỏa sau một thời gian học mệt mỏi nhưng phụ huynh bạn ấy bảo rằng phải tiếp tục học không được nghỉ ngơi để ngang hàng và hơn “con nhà người ta”. Làm như vậy sẽ khiến bạn ấy chỉ đâm đầu vào học và chẳng quan tâm đến người khác, chẳng phải đó là một điều sai lầm sao? Vừa khiến bạn ấy chịu áp lực về học tập và cũng dần trở thành một người sống nội tâm không biết chia sẻ, và giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, và cũng không biết mỉm cười với mọi người. Bên cạnh đó, khi đi ngang hoặc bất chợt nhìn thấy bà lão ôm bụng đói đi lang thang ngoài đường xin một ít mua cơm trong một thời tiết lạnh lẽo mà khiến ai cũng muốn về nhà, nếu bạn là một người có tâm thì chắc rằng bạn sẽ giúp đỡ bà lão, nhưng đằng này, khi những bạn trẻ qua đường trông thấy và xin bố mẹ cho bà lão một ít tiền, họ lại lắc đầu, còn nói đừng nên lo chuyện bao đồng. Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên họ thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình.

Chính ba mẹ cũng là một phần đã hướng con đi đến một con đường thiếu sự yêu thương người thì nguy cơ chúng sẽ ngày càng mất đi tấm lòng chân tình và trở nên thờ ơ, vô cảm với người ngoài. Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?

Bệnh nào rồi cũng sẽ có phương pháp và cách điều trị. Vô cảm cũng vậy, cách điều trị không khó chỉ cần bạn có động lực thì sẽ xóa bỏ được nó. Nhưng nếu mún chữa bệnh, đầu tiên chúng ta nên sắp xếp thời gian học tập, làm việc cho phù hợp. Dành một ít thời gian vui chơi, giải trí, nói chuyện với bạn bè cho đầu óc luôn tỉnh táo, sang suốt. Nếu bố mẹ phản đối thì hãy giải thích rõ cho họ hiểu rằng thế này sẽ giúp chúng ta cảm thấy như thế và dần mắc phải căn bệnh quái ác này. Đồng thời, khi gặp người khó khăn, hoạn nạn, hãy mở long mình ra, cùng giúp, cùng đồng cảm với họ. Có như vậy, đất nước mới hòa thuận, hùng mạnh vì có tình yêu thương của nhân dân.

  • Kết bài:

Tóm lại, trong mỗi con người cần phải có tình thương vì nó chính là tâm hồn của chúng ta. Bệnh vô cảm đã che đậy và xóa đi phẩm chất đấy. Trái tim ấm áp đã bị vô cảm biến thành một trái tim lạnh lẽo. Nó cần được thắp sáng, được rèn luyện lại một con người đầy sức sống, biết hòa nhập với thế giới. Hãy sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người và đừng vô cảm với bất kì ai, nếu vẫn giữ căn bệnh này trong người thì một ngày nào đó chúng ta sẽ nhận lại sự vô cảm từ người khác.

Nghị luận vấn đề vô cảm của con người ngày nay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.