Dàn ý nghị luận Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất (Lê-nin)

dan-y-nghi-luan-chien-thang-ban-than-la-chien-thang-ve-vang-nhat

Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất (Lê-nin).

Hãy viết một bài văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.


  • Mở bài:

Chiến thắng bản thân mình chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ ai. Lão Tử từng nói: “Kẻ chiến thắng người khác là mạnh mẽ. Kẻ chiến thắng chính mình là vĩ đại”. Lê-nin cũng cho rằng: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Chiến thắng” là kết quả sau một thời gian đấu tranh vượt qua khó khăn, thử thách, gian khổ.  “Chiến thắng bản thân” là tự đấu tranh và chế ngự được cái xấu, cái thấp hèn, cái tầm thường trong chính bản thân mình.

“Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất” vì đối tượng đấu tranh là chính mình, ẩn náu, trú ngụ trong bản thân mình nên thường khó phát hiện, dễ dàng thỏa hiệp, thậm chí đầu hàng.

→ Câu nói khẳng định khả năng tự vượt thoát cái xấu xa, thấp hèn trong mỗi con người. Tuy nhiên điều đó không hề dễ dàng và nếu bản thân làm được thì kết quả thật vẻ vang, ý nghĩa.

2. Chứng minh:

– Con người sống là phải đấu tranh và phải chiến thắng. Từ lúc sinh ra con người đã phải đấu tranh với nhiều thế lực: thiên nhiên, kẻ xấu, đói nghèo, bệnh tật…

– Đấu tranh với chính mình là cuộc đấu tranh khó khăn phải tự phân thân ra hai phần đối lập nhận ra cái tốt đẹp, cái xấu xa trong chính mình. Ngoài bản thân ra không ai có thể giúp đỡ ta làm điều ấy. Thế nhưng, không hẳn lúc nào cũng nhận ra những điều không tốt trong chính mình. Phải luôn đấu tranh để bảo vệ nhân cách, danh dự… Ví dụ: thói ngủ nướng, lười biếng, sự bồng bột, nóng nảy, tính bảo thủ, ương bướng, tham lam, ích kỉ…

– Khi công nhận cái yếu của mình, con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

3. Bàn luận mở rộng vấn đề:

– Câu nói thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, hướng con người đến những giá trị đích thực.

– Xã hội nhiều cám dỗ, thử thách nên cần sự bản lĩnh, dũng cảm nhận ra sai lầm của bản thân.

– Phê phán lối sống thiếu nghiêm khắc, dễ dãi, buông thả với bản thân.

4. Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân:

– Nhận thức: cần chiến thắng những ham muốn thấp hèn của bản thân.

– Hành động: rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp, tự hoàn thiện bản thân mình.

  • Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của câu nói: Nếu bạn muốn có những gì bạn chưa từng có thì bạn hãy dũng cảm làm những việc bạn chưa từng làm. Nuông chiều bản thân là sự nuông chiều nguy hiểm nhất. Chiến thắng chỉ đến khi bạn có mục tiêu và hành động.

Nghị luận: Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất


Bài tham khảo:

Hãy đọc câu chuyện sau:

Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người khuyết tật), có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để tham dự cuộc thi chạy 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về phía trước với quyết tâm giành chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia khi nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

– Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

Rồi tất cả chín người đều khoác tay sánh vai nhau đi về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt.

Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau.

(Theo Quà tặng trái tim, NXB Trẻ 2003)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì ?

* Gợi ý làm bài:

1. Phân tích ý nghĩa của câu chuyện:

– Câu chuyện kể về một cuộc thi chạy giữa các vận động viên khuyết tật. Khi xuất phát, cả chín người họ đều quyết tâm trở thành người cán đích đầu tiên. Nhưng cuối cùng, họ đã cùng khoác tay sánh vai nhau về đích.

– Như vậy, tám người còn lại trong cuộc đua đã vượt qua khát vọng trở thành người xuất sắc nhất. Chính tình yêu thương, sự sẻ chia đã làm nên chiến thắng kì diệu cho tất cả những người trong cuộc và khiến cho tất cả những người ngoài cuộc đều thấy xúc động, khâm phục.

2. Bàn luận:

* Quan niệm về sự chiến thắng:

– Chiến thắng chỉ dành cho những người xuất sắc nhất, nó tôn vinh giá trị con người (trên các phương diện: ý chí, sức mạnh, trí tuệ, tài năng…). Chiến thắng mang lại vinh quang, thậm chí giàu sang cho người thắng cuộc.

– Tuy nhiên, đôi khi chiến thắng không là tất cả. Chiến thắng không phải là vượt qua đối thủ một cách nhanh nhất mà chiến thắng có ý nghĩa nhất trong cuộc sống là ta giúp người khác cùng chiến thắng cho dù ta chậm một bước (Kẻ mạnh không phải là kẻ đứng trên vai người khác, kẻ mạnh là kẻ đỡ người khác trên đôi vai của chính mình).

– Chiến thắng bản thân, chiến thắng sự vị kỉ, thấp hèn – đó mới là chiến thắng vinh quang. Bởi lẽ:

+ Chiến thắng bản thân là điều khó khăn lớn nhất của con người (Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình).

+ Khi con người chiến thắng được bản thân thì cũng là lúc họ vượt qua được sự ích kỉ và những tham vọng tầm thường để nâng cao giá trị của chính mình, sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

+ Khi con người chiến thắng được bản thân, biết vì người khác thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân ái (Người với người sống để yêu nhau).

3. Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người phải biết sống chân thành, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia; có lý tưởng sống đúng đắn (Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình).

– Lên án những chiến thắng có được bằng thủ đoạn, lừa lọc.

Nghị luận: Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người (Waterstone)

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: "Ra đi vừa gặp bạn hiền; Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời" - Thế Kỉ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.