chung-minh-lao-dong-la-nguon-goc-cua-van-nghe

Nghị luận: Không một ý định tốt đẹp nào có thể biện minh được cho nhà văn, nếu vì lí do muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên, anh ta đã xuyên tạc nó: anh ta đã viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy

Có ý kiến cho rằng “Không một ý định tốt đẹp nào có thể biện minh được cho nhà văn, nếu vì lí do muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên, anh ta đã xuyên tạc nó: anh ta đã viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy”. (Baklanôp – nhà văn Nga)
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên và từ đó liên hệ đến trào lưu văn học hiện thực 1930-1945.

1. Giải thích:

– Xuyên tạc hiện thực: phản ánh sai hiện thực một cách có dụng ý.

– Viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy: phản ánh hiện thực theo ý muốn chủ quan của nhà văn.

– Hàm ý của lời phát biểu: Bày tỏ quan điểm không đồng tình trước hiện tượng nhà văn lạm dụng việc “tô hồng” hiện thực.

2. Lí giải:

– Phản ánh chân thực, chính xác thực tế đời sống luôn là đòi hỏi hàng đầu đối với người cầm bút.

– Yêu cầu với tác phẩm văn học: yêu cầu về tính chân thực trong phản ánh; yêu cầu về sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống; chức năng văn học (đặc biệt là chức năng giáo dục và nhận thức); vai trò của nhà văn khi mô tả hiện thực…

– Nếu nhà văn “tô hồng” hiện thực sẽ dẫn đến việc làm người đọc ngộ nhận và ảo tưởng về thực tế xã hội mà mình đang sống, khiến họ không còn ý thức đấu tranh để cải tạo nó, làm cho nó ngày càng tốt hơn lên… Nhà văn “viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy” là một hình thức phản ánh không chân thực, thiếu chính xác nên sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực đối với người đọc.

3. Phân tích, chứng minh.

Trong quá trình triển khai luận điểm, học sinh có thể lấy một số tác phẩm văn học lãng mạn 1930 – 1945 để làm dẫn chứng.

– Văn học hiện thực 1930 – 1945 đã phản ánh thực tế đời sống lịch sử xã hội Việt Nam trước Cách mạng một cách khá sâu sắc và chính xác (làm tốt việc “viết cái nhìn thấy” – học sinh lấy dẫn chứng)

– Tuy nhiên, nhìn chung các nhà văn hiện thực nói trên chưa cho người đọc nhận ra được tương lai của một xã hội mới (chưa viết tốt “cái muốn thấy” – Học sinh lấy dẫn chứng)

4. Bình luận.

– Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng gắn với tính chủ quan, tính sáng tạo của người nghệ sĩ (tức là gắn với việc viết “cái muốn thấy”). Do đó, nội dung lời phát biểu trên chỉ đúng đối với những trường hợp nhà văn lạm dụng việc “tô hồng” đến mức xuyên tạc hiện thực.

– Trừ trường hợp “tô hồng” đến mức xuyên tạc như đã nêu, việc viết “cái muốn thấy” luôn là một yêu cầu đặt ra đối với tác phẩm văn học chân chính; miễn là những gì nhà văn thể hiện phải dựa trên cơ sở nhận thức chính xác và sâu sắc qui luật vận động tất yếu của xã hội.

– Bài học với người sáng tác và tiếp nhận:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang