Văn học đổi mới sau 1975 và những người mở đường tinh anh.
Sáng tác văn học là một quá trình của sự tìm tòi sáng tạo của mỗi nhà văn. Bên cạnh đó sự kế thừa, phát huy và phát triển cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự hoàn thiện cho mỗi trào lưu, khuynh hướng văn học. Văn học sau 1975, với sự đổi mới về mọi mặt từ đời sống kinh tế văn hóa xã hội cho đến nghệ thuật, đã chắp cánh cho văn học bay cao, bay xa, bay đến miền đất của sáng tạo, của tự do, vứt bỏ mọi trói buộc, xiềng xích.
Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam có một bước chuyển mình lớn, với sự xuất hiện của nhiều tác phẩm có giá trị, nhiều tác giả ưu tú, nhiều tư tưởng mới, tuyên ngôn mới trong sáng tác đã ra đời. Từ đó nhiều khuynh hướng văn học ra đời với những nét độc đáo riêng. Nói đến các khuynh hướng văn học sau năm 1975 phải kể đến ba khuynh hướng cơ bản sau: khuynh hướng tiếp tục mạch cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng và gắn với những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân; hay hướng vào đời sống thế sự và trở về với cái tôi cá nhân; và khuynh hướng đi sâu vào những vùng mờ của tâm linh, vô thức và đưa thơ theo hướng tượng trưng siêu thực.
1. Những điểm mới của truyện ngắn sau năm 1975 so với giai đoạn trước.
Quan niệm nghệ thuật về con người: Sau 1975 con người trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của đời sống thường nhật. Con người được miêu tả trong văn học không còn đại diện cho cái chung nữa mà được nhìn nhận ở nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ, đa dạng, phong phú hơn.
Đổi mới về phương diện nghệ thuật:
+ Đổi mới về kết cấu. Hầu hết các tác phẩm văn xuôi ra đời ở thời kì đổi mới đều được tổ chức theo kết cấu mở (kết cấu bỏ ngỏ), để người đọc tự rút ra kết luận cho riêng mình.
+ Đổi mới về điểm nhìn trần thuật (Các hình thức trần thuật: Trần thuật từ ngôi thứ ba, trần thuật từ ngôi thứ nhất); cách tổ chức điểm nhìn trần thuật (Sử dụng một điểm nhìn trần thuật hoặc phối hợp các điểm nhìn trần thuật).
+ Giọng điệu trần thuật: Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn chuyện mà các tác giả còn hoá thân thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau: Có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp.
+ Đối tượng phản ánh: Cuộc sống của con người ngay sau chiến tranh (Ở Một người Hà Nội, đó là những ngày tháng tiếp quản thủ đô sau chiến thắng Điện Biên Phủ; ở Chiếc thuyền ngoài xa, đó là sau năm 1975, đất nước thống nhất) và trước công cuộc đổi mới đất nước (Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng). Trên nền thực tại ấy, vấn đề được đặt ra không còn là số phận của dân tộc, của cộng đồng trong thử thách máu lửa, trong đấu tranh sinh tử, mất còn, mà là thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
+ Không gian nghệ thuật được miêu tả: Chủ yếu là không gian đời tư, ở đó nhân vật bộc lộ rõ nét nhất bản chất, tính cách của mình: một xóm chài ven biển miền Trung, nơi mỗi gia đình cư ngụ trên một chiếc thuyền lưới vó; một ngôi nhà cổ kính của Hà Nội;…
+Nhân vật chính: là những con người của lam lũ đời thường (không còn là “con người chính trị”, “con người mới” với bao nhiêu phẩm chất lí tưởng từng được nói đến nhiều trong văn học trước 1975), như: Nghệ sĩ Phùng không chỉ toàn tâm toàn ý với nghệ thuật mà còn khôn nguôi trăn trở trước muôn lẽ đời thường; Người đàn bà hàng chài với đói khổ cùng cực, vất vả, lam lũ, thiếu đói triền miên.
Đề tài: Truyện sau năm 1975 ngày càng mở rộng, hướng tới cảm hứng thế sự, đời tư thay cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học trước 1975.
2. Điểm mới của thơ trữ tình sau năm 1975 so với giai đoạn trước.
Sau 1975, thơ trữ tình có những thay đổi phức tạp và đa dạng. Thơ trữ tình giai đoạn này vận động theo nhiều xu hướng khác nhau, bên cạnh những khuynh hướng như: tiếp tục mạch cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng và gắn với những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân; hay hướng vào đời sống thế sự và trở về với cái tôi cá nhân, thì khuynh hướng đi sâu vào những vùng mờ của tâm linh, vô thức và đưa thơ theo hướng tượng trưng siêu thực được xem là một khuynh hướng đặc biệt.
– Sự mở rộng về đề tài: Năm 1975 đánh dấu sự chuyển biến lớn trong lịch sử của dân tộc: đất nước được thông nhất, đi vào thời kì đổi mới và hội nhập. Sự thay đổi về lịch sử kéo theo sự chuyển mình mạnh mẽ trong văn học. Giai đoạn này thơ không có những lôi cuốn, hấp dẫn như giai đoạn kháng chiến nhưng lại có sự mở rộng về đề tài tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới:
+ Thơ tình yêu phát triển mạnh và phong phú về giọng điệu
+ Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh
+ Xu hướng tìm về cội nguồn – “thơ đồng nội”
+ Hiện tượng thơ tượng trưng, siêu thực.
Những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ:
+ Bên cạnh cảm hứng sử thi vẫn được tiếp nối như một quán tính nghệ thuật thì trong những năm cuối thập kỉ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, “thơ đời thường” xuất hiện nhiều.
+ Các hình tượng nghệ thuật mang tính huyền thoại hóa về một hiện thực kỳ vĩ và cảm hứng sử thi không còn xuất hiện như là hiện tượng nổi bật của thơ ca giai đoạn này. Theo đó, thể tài thế sự, đời tư trở nên nổi bật ,cái tôi trong thơ sau 1975 là cái tôi đa diện, nhiều bất an, giằng xé, hướng nội.
Ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật: Đó là nỗ lực khám phá sự phong phú của “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để đi tìm những giá trị mới. Đây là lý do khiến các nhà thơ sau 1975 chú ý nhiều hơn đến tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ ca, tạo ra tính nhòe mờ trong ngôn ngữ và biểu tượng. Xu hướng này muốn gia tăng chất ảo trong thơ, buộc người đọc phải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau.
Đàn ghi ta của Lorca rất tiêu biểu cho nỗ lực cách tân thơ Việt Nam của Thanh Thảo, bài thơ có phần khó hiểu vì nó nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực mà ông chịu ảnh hưởng ít nhiều ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha Gar-xi-a Lorca mà ông hết lòng ngưỡng mộ. Cho nên khi dạy bài thơ này, trước hết giáo viên phải cung cấp và giảng giải cho học sinh một số kiến thức cơ bản về thơ tượng trưng, siêu thực:
– Cái Tôi trữ tình: Trước hết, trong thơ hiện đại, dòng tượng trưng, siêu thực tạo nên sự khác biệt với thơ cổ điển và lãng mạn ở việc thể hiện vai trò “cái tôi”. Nếu trong thơ cổ điển, cái tôi bị phủ định, trong thơ lãng mạn, cái tôi lại được đưa lên vị trí độc tôn thì đối với các nhà thơ tượng trưng và siêu thực, cái tôi đã mất vị trí độc tôn, bị lu mờ, thậm chí trở thành cái tôi đa ngã.
– Đặc sắc nghệ thuật: Đề cao và chú trọng khai thác cái ngẫu hứng, cái bất ngờ trong thế giới vô thức; đề cao vai trò của cái hỗn độn, phi logic; sáp lại những hình ảnh vốn cách xa nhau trong thực tại để tạo nên trườ liên tưởng và tưởng tượ phong phú;…