Ôn tập kiến thức Bài 10 (Ngữ văn 8, tập 2, Chân Trời Sáng Tạo)

bai-10-on-tap-kien-thuc-bai-10-ngu-van-8-tap-2-chan-troi-sang-tao

Ôn tập kiến thức.

Câu 1. Đọc lại các bài thơ Bạn đến chơi nhàĐề đền Sầm Nghi Đống, Tự trào I và hoàn thành bảng:

Trả lời:

Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

Đề đền Sầm Nghi Đống (Hồ Xuân Hương)

Tự trào I (trần Tế Xương)

Thủ pháp trào phúng – Đưa ra cái khó, cái thiếu thốn của bản thân, thiếu cả những thứ cơ bản nhất: miếng trầu. – Sử dụng từ ngữ tinh tế, sâu cay, thâm thúy, mỉa mai – Sử dụng từ ngữ, hình ảnh gần gũi, bình dị phơi bày hiện thực xã hội và tự cười chính bản thân mình.
Tình cảm, cảm xúc của tác giả – Cảm xúc vui sướng, thắm thiết, quý trọng – Thể hiện cá tính, tài năng của một nữ sĩ, thái độ coi thường, tự khẳng định tài năng. – Chuyển biến trong tình cảm khi chứng kiến cuộc sống có nhiều thay đổi, tự cười sự vô công rỗi nghề của chính mình.
Chủ đề – Cảm xúc vui sướng khi bạn đến đồng thời văn bản cho ta hiểu rõ hoàn cảnh nhà thơ, tình cảm thắm thiết của nhà thơ với bạn.
Thông điệp – Tôn trọng và quý trọng tình cảm bạn bè. – Chủ những anh hùng, những người có công mới đáng được tôn thờ và ngưỡng. – Luôn lạc quan, yêu đời dù trong hoàn cảnh khó khăn, và cuộc sống có nhiều thay đổi.
Nhận xét chung – Nghệ thuật trào phúng,  tạo ra tiếng cười một cách nhẹ nhàng mà sâu cay, thâm thúy đã góp phần thể hiện cá tính sáng tạo, tiếng nói, quan điểm mỗi cá nhân mỗi tác giả.

Câu 2. Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý điều gì?

Trả lời:

– Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng, cần chú ý: Thủ pháp trào phúng, tình cảm, cảm xúc của tác giả, chủ đề và thông điệp.

Câu 3. Vì sao khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ?

Trả lời:

– Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ vì: Một từ khi đặt vào các hoàn cảnh, đối tượng khắc nhau lại thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Câu 4. Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?

a. Ông ấy là một doanh nhân lọc lõi được nhiều người ngưỡng mộ.

b. Bà ấy tuy tuổi đã cao nhưng gương mặt vẫn rất xinh.

Trả lời:

– Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây là không phù hợp bời không phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng và nội dung muốn thể hiện.

Câu 5. Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời:

Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu:

– Cuộc đời tác giả.

– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

– Thể thơ: lục bát, tự do, thơ 5 chữ,…

– Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ trong “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình ảnh người bà trong “Bếp lửa”.

– Chi tiết thơ:

– Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lí…

– Vần (nhịp) thơ.

– Ngôn ngữ thơ: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !…  tất cả đều có dụng ý của tác giả).

– Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý cho bài cảm nhận của mình. Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu…

Tất cả các đặc điểm trên ở tác phẩm nào cũng có nhưng mức độ đậm nhạt của các đặc điểm này trong mỗi tác phẩm là khác nhau. Thêm vào đó, các em cần chú ý dựa vào đề bài yêu cầu gì để lựa chọn các đặc điểm trên cho phù hợp theo sở trường và khả năng của mình.

Câu 6. Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì (trước, trong và sau khi thảo luận)?

Trả lời:

Để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

– Trước: Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến vấn đề cần phân tích, thu thập thông tin, bằng chứng từ các nguồn chính thống, tin cậy.

– Trong: Cần trình bày vấn đề thành các luận điểm, trình bày lần lượt các luận điểm, trong quá trình trình bày cầm lắng nghe ý kiến đóng góp để bài viết đầy đủ và khách quan.

– Sau: Xin ý kiến đánh giá, nhận xét từ những người tham gia buổi thảo luận và từ những người có chuyên mô. Tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa.

Câu 7. Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng gì?

Trả lời:

– Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng: tạo ra tác động mạnh đến mỗi cá nhân, bản thân mỗi người điểm yếu của bản thân để diều chỉnh, thay đổi.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.