Thách thức thứ nhất: Chinh phục những cuốn sách mới (Bài 10, Ngữ văn 7, tập 2, Kết nối tri thức)

bai-10-thach-thuc-thu-nhat-chinh-phuc-nhung-cuon-sach-moi-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Thách thức thứ nhất:

Chinh phục những cuốn sách mới.

Trước khi đọc.

Câu 1.

– Học sinh tự lựa chọn bổ sung những cuốn sách mới cho góc đọc sách, thư viện mở của lớp học. Tự làm mới góc đọc sách theo cách mà em và các bạn cảm thấy hứng khởi và thú vị nhất.

– Gợi ý: Em có thể tìm những cuốn như: Đất rừng Phương Nam, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, …

Câu 2.

– Học sinh cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân và của nhóm. Trình bày mục tiêu đó và trao đổi để tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả trong dự án đọc mới của em và các bạn.

– Gợi ý mục tiêu:

+ Tăng thêm kiến thức, hiểu biết

+ Rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì

+ Củng cố tâm hồn, nhân cách để giúp bản thân phát triển ngày càng hoàn thiện hơn

….

Cùng đọc và trải nghiệm.

Cuốn sách mới – chân trời mới.

* Đọc văn bản.

– Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

Câu 1.

– Từ mục tiêu đọc sách đã xác định, hãy chọn một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề của cuộc sống để tìm hiểu, khám phá những điều bổ ích, thú vị.

– Gợi ý: Em có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách như Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-đơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-ên Cốt-li-ep); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L, Phrít-man).

Câu 2.

Gợi ý: Truyện Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô)

a. Đề tài: Cuốn sách đề cập đến phạm vi vai trò của gia đình, nhà trường trong việc phát triển của trẻ em

b. Cha cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? Nội dung chính của từng chương, phần là gì?

– Tác phẩm chỉ có 207 trang (tính cả phần phụ lục) được chia thành nhiều chương nhỏ, có đoạn rất ngắn.

– Học sinh tự tìm đọc và nắm nội dung chính từng phần

c. Nhân vật, sự kiện, chai cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách?

– Có nhiều nhân vật: Totto – chan, Rocky, mẹ Totto – chan, thầy hiệu trưởng, …

d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?

– Gợi ý:

“Hãy để các em phát triển tự nhiên. Đừng cản trở khát vọng của các em nhỏ. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa đấy”

e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?

Chắc chắn mỗi học sinh đều mơ ước được như Tốt-tô-chan may mắn vào học một trường như Tô-mô-e, với một thầy hiệu trưởng như ông Kô-ba-y-a-si. Riêng tôi chỉ mong cho nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ đọc sách này, để giúp thoát khỏi khuôn nếp cũ, tự tạo ra “tư duy mới” trong việc chăm sóc dạy dỗ con em.

Đọc cùng nhà phê bình:

Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)

* Đọc văn bản.

– Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận.

– Mỗi tác phẩm có một lối, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết

– Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng.

2. Theo dõi: Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm.

– Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

3. Theo dõi: Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm.

– Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội

4. Theo dõi: Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết.

– Tác giả đưa ra bằng chứng cụ thể về các tuyến nhân vật để chứng minh cho ý kiến của mình

5. Theo dõi: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

– Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình.

– Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

6. Theo dõi: Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm.

– Tác phẩm khiến người đọc xúc động, xao xuyến với những cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây.

* Sau khi đọc.

Nội dung chính: Bài văn là tấm lòng yêu mến, trân trọng và xúc động của tác giả khi bình về vẻ đẹp giản dị và chân thật của tác phẩm Quê nội (Võ Quảng).

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1.

– Người viết tập trung bàn luận về vấn đề vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng.

Câu 2.

– Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về nội dung: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Về nghệ thuật: Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến, …- Em căn cứ vào bài phê bình của tác giả để xác định như vậy

Câu 3.

– Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

+ Hoàn cảnh đời sống: Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Nêu bằng chứng về các tuyến nhân vật: Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội

+ Về vai kể chuyện: Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình. Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

– Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý vì tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bóc tách, cảm nhận sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Quê nội.

Câu 4. Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

– Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này: Tác giả muốn chứng minh, phê bình về khía cạnh vẻ đẹp giản dị, chân thật của tác phẩm Quê nội nên ông đã đi sâu vào nêu dẫn chứng, rồi bàn luận, nêu những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề đó.

Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Đoạn văn tham khảo:

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi nói về cuộc đời lưu lạc của một cậu bé tên An và con đường đến với Cách mạng của cậu. Tôi đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với đoạn “Chợ Năm Căn…xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Nếu nói nơi nào phản ánh được chất lượng cuộc sống của người dân thì nơi ấy có lẽ là chợ, chợ Năm Căn được miêu tả là “nằm sát bên bờ sông , ồn ào, tấp nập”. Chợ thật mộc mạc, đơn sơ với hình ảnh những “túp lều lá kiểu thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những căn nhà gạch văn minh hai tầng”, một hình ảnh lai hóa giữa cái văn minh và xưa cũ, đó là biểu hiện của sự phát triển, Năm Căn đang dần trở nên trù phú, giàu có hơn. Nơi đây mang những đặc điểm riêng biệt mà chẳng vùng miền nào của đất nước có được, “những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông” hay “những lò than củi” nơi sản xuất ra thứ than được mệnh danh là “nổi tiếng” nhất miền Nam. Cuộc sống về đêm lại càng trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp hơn cả…Với ngòi bút sáng tạo, óc quan sát tỉ mỉ, Đoàn Giỏi đã mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về khung cảnh vùng sông nước Cà Mau, đặc biệt là vùng chợ Năm Căn.

Đọc và trải nghiệm cùng nhân vật:

– Em có thể tìm thấy trong cuốn sách đã đọc những nhân vật mà em yêu thích. Đó là nhân vật văn học được xây dựng theo sự tưởng tượng của tác giả, nhưng vẫn có mối liên hệ với những mẫu người trong đời thực. Để tìm hiểu về nhân vật, em có thể tưởng tượng cảnh mình đang đối thoại với nhân vật yêu thích trong một cuộc gặp gỡ.

– Bằng cách đặt ra những câu hỏi phỏng vấn nhân vật như trong một cuộc trò chuyện, em có thể tìm được câu trả lời về nhân vật trong và sau khi đọc. Chọn cách xưng hô, gọi nhân vật bằng tên hoặc dùng các đại từ nhân xưng, danh từ thay thế đại từ phù hợp với đặc điểm, tuổi tác của nhân vật: bạn, ông, bà, cô, chú, cậu,

* Tham khảo những câu hỏi sau:

– Bạn đến từ đâu?

– Vì sao và bằng cách nào mà bạn trở thành nhân vật trong tác phẩm này?

– Bạn có sở thích, tính cách hay đặc điểm gì nổi bật?

– Để kể về cuộc đời của mình, bạn muốn nói điều gì nhất?

– Ai hay điều gì khiến bạn quan tâm nhất?

– Nếu sống tiếp cuộc đời không chỉ trong trang sách, điều bạn muốn làm nhất sẽ là gì?

Em có thể đặt thêm một số câu hỏi mà cuộc đời nhân vật gợi ra cho em và tìm kiếm câu trả lời từ cuốn sách hoặc liên hệ với thực tế cuộc sống để cùng nhân vật có một cuộc trò chuyện thật bổ ích, thú vị.

* Gợi ý trả lời:

– Học sinh tự tìm đọc và chọn nhân vật mình yêu thích

– Sau đó tự đặt câu hỏi và trả lời

Đọc và trò chuyện cùng tác giả: Mon và Mên đang ở đâu?

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Bài văn thuật lại cuộc phỏng vấn rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của Bầy chim chìa vôi.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1.

Đọc văn bản: Mon và Mên đang ở đâu.

Câu 2.

a. Mon và Mên là hai cậu bé trong chính tuổi thơ của tác giả.

b. Theo em, nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non” vì tất cả đều nghĩ về bãi sông và lo lắng cho bầy chim chìa vôi non.

c. Cậu bé – người “phỏng vấn” tác giả – ngạc nhiên vì tác giả không cùng Mon và Mên đi cứu bầy chìa vôi, cậu bé cũng lo Mon và Mên gặp nguy hiểm khi bơi thuyền ra bãi sông.

d. Ngoài Mon và Mên, lũ trẻ trong làng là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi.

e. Mon và Mên ngang tuổi tác giả và có thể đã không còn ở trong làng nữa. Bầy chim chìa vôi đã bay đi rất xa.

Câu 3.

– Gợi ý: Học sinh có thể chọn cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh

– Học sinh có thể đặt câu hỏi như: Nhân vật chính của tác phẩm là ai? Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy? Nội dung chính của cuốn sách là gì? Những chi tiết tiêu biểu của cuốn sách? ….

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.