Thực hành Tiếng Việt:
Biệt ngữ xã hội; Thành ngữ.
Câu 1: Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
a. Tại sao bạn ấy hay….chém gió?
b. Không chỉ sở hữu thành tích học tập khủng, Nam còn đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ của trường.
Trả lời:
a. chém gió.
b. khủng.
→ Đây là Biệt ngữ của học sinh, sinh viên.
Câu 2: Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội của giới trẻ và điền thông tin vào bảng dưới đây.
Trả lời:
Biệt ngữ xã hội | Ý nghĩa |
– Gậy | – Bị phạt |
– Trúng tủ | – Trúng đề |
– Trượt vỏ chuối | – Không làm được bài |
– Ngỗng | – Điểm không |
Câu 4: Đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
a. Tìm biệt ngữ xã hội của giới trẻ trong đoạn trích trên
b. Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Biệt ngữ trong đoạn trích là: nổ, phá đám.
b. Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng thể hiện cảm xúc và tính cách của người nói và lứa tuổi.
Câu 5: Hiện nay, giới trẻ có những cách nói như: anh hùng bàn phím, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ, tục ngữ nào? Tìm thêm các trường hợp tương tự
Trả lời:
Liệu cơm không gắp nổi mắm từ thành ngữ liệu cơm gắp mắm.
Trường hợp tương tự:
– Quả báo nhãn lồng.
– Quả báo hoa quả.
→ từ thành ngữ quả báo nhãn tiền.
Câu 6: Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy:
Tôi ba chân bốn cảng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.
Trả lời:
Thành ngữ: Ba chân bốn cẳng.
→ Tác dụng: ý muốn nhấn mạnh sự nhanh chóng, vội vàng nhanh hết sức.
Câu 7: Em hãy viết đoạn văn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có thể sử dụng thành ngữ đã xác định ở câu 6
Trả lời:
Tôi: Hà ơi, cô bảo hôm nay bạn làm bài điểm kém đấy.
Hà: ừ, kệ đi
Tôi: Nhưng cô đang chờ bạn ở văn phòng đấy, có cả bố mẹ bạn nữa.
Hà: (nghe xong) Thật á
Mi (nói chen vào): Mày ba chân bốn cẳng cũng không thoát được lần này rồi, Hà ạ.