»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về ước mơ từ Truyền thuyết chim Kiwi tập bay
Đề bài: “Chú chim không có lông, cánh nên không thể bay được. Ước mơ của chú là có thể bay qua cánh rừng. Bởi vậy, chú đã nuôi mơ ước đó. Hằng ngày chú dùng dây thừng buộc những thân cây và dùng đinh để đóng góc cây vào vách núi. Cứ thế cứ thế, ngày ngày chú nỗ lực đóng những thân cây vào vách núi. Không biết tự khi nào chú đã làm việc một cách không mệt mỏi. Cái gì cũng vậy, đã đến ngày chú chim nhận được kết quả sau những nổ lực của bản thân để thực hiện ước mơ. Bằng tình yêu, sự cố gắng không ngừng đối với ước mơ của mình. Chú chim nhỏ đã được tận hưởng cảm giác được bay của mình”.
Suy nghĩ về ước mơ mãnh liệt của chú chim Kiwi.
- Mở bài:
– Nêu vấn đề: Có bao giờ bạn đối đầu với nỗi buồn, tuyệt vọng vì những ước mơ không thành? Và có bao giờ bạn đã định từ bỏ ước mơ của mình?
– Giới thiệu: Câu chuyện về chú chim Kiwi nhỏ sẽ gợi cho tất cả chúng ta cách thực hiện ước mơ của mình.
- Thân bài:
Tóm lược nội dung và giải thích câu chuyện: Chuyện kể về một chú chim Kiwi nhỏ (một loài chim không có cánh) nuôi dưỡng ước mơ được một lần bay. Và bằng sự nỗ lực phi thường, chú chim đó đã thực hiện được ước mơ của mình. Câu chuyện hướng chúng ta đến một lời khuyên: Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ.
Ước mơ là gì ?
– Là những điều tốt đẹp mà con người luôn vươn tới, dù bình dị hay phi thường.
Ý nghĩa: Chim mà không được bay. Đó là bất hạnh lớn đối với loài chim Kiwi. Nên nó ao ước một lần được bay. Và cuối cùng, nó cũng thực hiện được ước mơ của nó dẫu phải đánh đổi cả sinh mệnh của nó.
Những con người quyết tâm thực hiện ước mơ:
+ Wilma Rudolph – Một vận động viên người Mĩ chinh phục đường đua thế giới với đôi chân từng bị liệt, do từ bé cô đã từng ấp ủ ước mơ đi lại bình thường như bao trẻ khác.
+ Uớc mơ của Lê Vũ Hoàng, một cậu học trò nghèo đất Quảng Bình khi chinh phục cuộc leo núi “Đường lên đỉnh Olympia”.
Đánh giá vấn đề:
– Sống phải biết ước mơ và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực. Ước mơ nào cũng đáng quý, đáng trân trọng. Những ước mơ sẽ là nguồn động lực sống cho mỗi người, để thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa, và tạo ra sự khác biệt cho chính mình. Con chim Kiwi nhỏ cũng vậy, nó không cam phận sống như loài gà. Và nó tạo được sự khác biệt.
– Sống mà không có ước mơ thì khác nào “ngựa không cương”, “thuyền không lái”, long đong vô định, không biết đến ngày mai.
– Điều quan trọng là hãy biến ước mơ thành hiện thực. Nếu chỉ biết ước mơ mà không dám hành động thì ước mơ trở thành sự viễn vông, xa vời.
– Tuy nhiên, cần nhớ rằng con đường đi đến những ước mơ không hề bằng phang. Khi đó, nếu giữ mình, đừng gục ngã, chúng ta sẽ chạm đến ước mơ. Như con chim Kiwi, nó biết rằng ước mơ được bay lên là điều không thể nhưng nó biết biến cái “không thể” thành cái “có thể”. Nó “bay” theo cách riêng của mình.
Phê phán những người sống không có ước mơ:
Trong cuộc sống, không ít bạn trẻ sống thờ ơ, vô cảm không hoài bão, không mơ ước, đốt cháy tuổi thanh xuân vào những cuộc chơi vô bổ… trở thành kẻ sống thừa, sống phí.
Tuy nhiên, cũng cân nhớ răng không phải ước mơ nào cũng thực hiện được. Đừng sa vào những ước mơ viên vông ! Bạn cân có điêm tựa : ua thực tê đê thực hiện ước mơ.
Mở rộng: Chúng ta cần biết rằng, ước mơ dù to lớn đến đâu, cũng đều bắt đầu bằng những công việc bé nhỏ của ngày hôm nay: học tập, rèn luyện mỗi ngày.
Nhận ra giá trị của ước mơ, tại sao chúng ta không mơ ước điều tốt đẹp cho mình ? Có ai đánh thuế ước mơ của ta bao giờ ? Nếu bạn không biêt ước mơ, thì sẽ có người thuê bạn xây ước mơ cho họ. Hãy ước mơ và tự xây ước mơ cho mình, chúng ta sẽ nhận ra ước mơ chính là sức sống của tâm hồn và là ngôi sao chỉ đường cho ta đi.
- Kết bài:
Câu chuyện nhỏ về chú chim Kiwi khiến ta phải suy nghĩ về cuộc sống hiện tại của chính mình. Hãy ước mơ, hãy không ngừng mơ ước để thấy mình mạnh mẽ hơn. Cầu chúc cho bạn, cho tôi, cho tất cả mọi người chạm đến ước mơ của mình bằng niềm tin và nghị lực.
- Suy nghĩ về sức mạnh của ý chí
- Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về tính kiên trì
- Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về lòng dũng cảm
- Suy nghĩ về nghị lực vươn lên của “những người không chịu thua số phận”