»» Nội dung bài viết:
Bàn về bài thơ “Việt Bắc” có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng son sắt, thủy chung”. Nhưng có ý kiến lại cho rằng: “Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là bản hùng ca tráng lệ về một “Việt Bắc”anh hùng trong kháng chiến”.
Qua việc học đoạn trích “Việt Bắc”, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên?
- Mở bài:
Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu và tiên phong cho nền thơ cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang tiếng nói của dân tộc và sự nghiệp cách mạng với hình ảnh quê hương, con người và đất nước được ông đưa vào thơ ca vừa trữ tình, cũng vừa sâu sắc. Bài thơ Việt Bắc đực viết trong sự kiện Ủy ban kháng chiến rời chiến khu Việt bắc về Hà Nội. Với lời lẽ tâm tình, ngọt ngào, thắm thiết xem lẫn niềm tự hào lớn lao, bài thơ “Việt Bắc” vừa là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng son sắt, thủy chung” vừa là “bản hùng ca tráng lệ về một “Việt Bắc” anh hùng trong kháng chiến”.
- Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
* Ý kiến thứ nhất: “Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng son sắt, thủy chung”:
– Ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta, những con người kháng chiến (nhân dân và cán bộ cách mạng) anh hùng trong chiến đấu, căm thù giặc cao độ, có tinh thần đoàn kết.
– Thể hiện tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình giữa nhân dân và cách mạng
* Ý kiến thứ hai: “Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là bản hùng ca tráng lệ về một “Việt Bắc”anh hùng trong kháng chiến”.
– Khẳng định vẻ đẹp về nghệ thuật thơ Tố Hữu: đậm đà tính tính dân tộc, thể hiện ở kết cấu đậm chất ca dao, thể thơ lục bát điêu luyện, ngọt ngào, ở việc sử dụng cặp đại từ “mình”, “ta”.
– Thể hiện niềm tự hào lớn lao về sức mạnh kháng chiến của dân tộc và niềm tin vững chắc ở tương lai.
2. Cảm nhận đoan thơ “Việt Bắc”:
– “Việt Bắc” là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng son sắt, thủy chung”:
+ Tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân tình thủy chung của đồng bào Việt Bắc (8 câu thơ đầu).
+ Thể hiện qua những kỉ niệm của tác giả về những năm tháng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc (“Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”).
+ Ca ngợi vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc: cảnh đẹp, hài hòa từ đường nét, màu sắc, âm thanh; con người đẹp trong lối sống nghĩa tình “ Rừng xanh…trăng rọi hòa bình”
– “Việt Bắc” là bản hùng ca tráng lệ về một “Việt Bắc”anh hùng trong kháng chiến”.
+ Anh hùng trong chiến đấu: khung cảnh hùng tráng đậm chất sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện qua giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng, những hoạt động sôi nổi… góp phần diễn tả sức mạnh và khí thế chiến đấu của cuộc kháng chiến (“Những đường Việt Bắc của ta…muôn tàn lửa bay”).
+ Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù trước tội ác của giặc “Nhớ khi giặc đến giặc lùng”, “…mối thù nặng vai”, từ tinh thần đoàn kết “Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây”, “Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.
+ Sức mạnh của đau thương biến thành hành động và lập được những chiến công vang dội “Tin vui chiến thắng trăm miền”.
+ Sức mạnh của niềm tin, lạc quan tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ; khẳng định Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến (“Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”)
– Việt Bắc thể hiện rõ nét tính dân tộc….
+ Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ, nương theo những câu hỏi, theo lối đối đáp của ca dao ta- mình để khơi gợi kỉ niệm về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
+ Sử dụng ngôn ngữ xưng hô “ta- mình” khá linh hoạt, hình thành một cuộc đối đáp thực sự, cũng là sự phân thân, tự vấn của người đi (cán bộ cách mạng) để đáp lại tấm chân tình sâu nặng của người ở lại (Đồng bào Việt Bắc), tạo nên cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ, tạo độ sâu về tư tưởng cho bài thơ.
3. Bình luận ý kiến:
+ Là những đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật độc đáo về bài thơ Việt Bắc – một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Tác dụng: Nói lên được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại, khơi được đúng chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thống ân tình thủy chung ngàn đời của dân tộc ta.
⇒ Đây là những ý kiến đánh giá đúng đắn về giá trị của bài thơ Việt Bắc, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về thi phẩm. Đây là câu chuyện lớn, là một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật dân tộc. Bài thơ vừa làm sống dậy những kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của đời sống cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thủy chung của con người với con người và đối với quá khứ cách mạng của dân tộc Việt Nam.
- Kết bài:
Việt Bắc là một bản trường ca về cuộc kháng chiến chống Pháp chông gai, gian khổ nhưng đầy tự hào, anh dũng. Ở đó còn là nỗi nhớ thương da diết khôn nguôi giữa những người cách mạng và Việt Bắc, tình cảm tha thiết, đậm sâu giữa quân và dân ta. Từng lời thơ còn thấm đượm tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào non sông gấm vóc.
- Phân tích nỗi nhớ Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)
- Phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
- Cảm nhận 24 câu thơ đầu đoạn thơ “Việt Bắc” (trích Việt Bắc) của Tố Hữu
- Bàn về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của thi ca”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Bài thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng”