Phân tích khổ thơ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

phan-tich-kho-tho-3-bai-tho-viet-bac-cua-to-huu-16153-2

Phân tích khổ thơ 3 bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

  • Mở bài:

Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu nhất của nền thơ cách mạng Việt Nam thế kỉ 20. Không những nhiều về số lượng bài viết mà Tố Hữu còn có những bài thơ xuất sắc, bám sát và kịp thời phản ánh các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Bài thơ Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc làm tròn nhiệm vụ ấy. Tình xảm luyến lưu, bịn rịn của người đi, kẻ ở thắm thiết qua lời dặn dò thiết tha ở khổ thơ 3 của bài thơ.

  • Thân bài:

Nếu ở khổ 1 và 2 là lời của người đi thì khổ thơ 3 là lời dặn dò của người ở lại. Nhân dân Việt Bắc vẫn một lòng sắt son với cách mạng, thiết tha gửi lời đinh ninh:

“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thì nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi đế rụng, năng mai đế già.
Mình đi có nhớ những nhà
Mắt hiu lau xám đậm đà lòng son”.

Ở khổ thơ này, người ở lại nhắc lại những kỉ niệm về thiên nhiên con người và cuộc kháng chiến nơi rừng núi Việt Bắc. Cụm từ “mình đi, mình về” và điệp từ “nhớ” được lập lại nhiều lần tại nên âm hưởng thơ trùng điệp, khắc sau thêm những kỉ niệm không thể nào quên. Hàng loạt những câu hỏi tu từ trong đoạn thơ đã diễn tả tình cảm tha thiết của người Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi:

“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”.

Người ở lại nhắc tới những ngày kháng chiến đấu ở Việt Bắc là những ngày biết bao gian lao vất vả. Hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” vừa nói lên những cái thiên nhiên khắt nghiệt mang nét đặc trưng riêng của Việt Bắc, vừa nói lên giai đoạn kháng chiến phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đó là những gian truân của người ở lại và những người ra đi đã từng trải qua, từng thấm thía trên mảnh đất Việt Bắc suốt cuộc trường kì kháng chiến.

Câu thơ “miếng cơm chấm múi, mối thù nặng vai” ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối tạo nên một cấu trúc hài hoà. Ý thơ diễn tả cuộc sống kháng chiến vô cùng gian khổ và thiếu thốn. Thế nhưng, giữa cái nghèo khổ và cơ cực ấy, nhân dân Việt Bắc vẫn một lòng thủy chung, lúc nào cũng kề vai sát cánh cùng cán bộ cách mạnh chiến đấu với một lòng căm thù giặc sâu sắc.

Hình ảnh thơ như một biểu tượng về sự đồng lòng, đoàn kết và tinh thần đồng cam cộng khổ giữa quần chúng kháng chiến với cán bộ cách mạng. Cụm từ “mối thù nặng vai” thể hiện cách dùng từ độc đáo của Tố Hữu. Tác giả đã biến cái cảm xúc vốn trừu tượng thành cái cụ thể có thể cân đo bằng sức nặng để biểu đạt lòng căm thù rất lớn với kẻ thù xâm lược.

Trong tâm trạng lưu luyến khi chia xa, người ở lại tiếp tục gợi nhắc những kỉ niệm một thời đã từng gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi:

“Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”

Câu thơ miêu tả tình cảm chân thành, mộc mạc của nhân dân Việt Bắc với cách mạng qua hai vế tiểu đối hắt hiu lau xám và “đậm đà lòng son”. Cuộc sống càng giang khổ khó nhọc bao nhiêu thì nhân dân Việt Bắc lại hết lòng thủy chung bấy nhiêu. Vì ân tình quá sâu nặng cho nên khi người cán bộ kháng chiến về xuôi, dường như cả núi rừng Việt Bắc cũng trở nên hoang vắng, hiu quạnh. Núi rừng cũng hụt hẫng một nổi nhớ khôn nguôi:

“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi đẻ rụng, mang mai để già”

Trám và măng là những món ăn thường nhật của bộ đội ở chiến khu. Đó cũng là đặc sản của núi rừng Việt Bắc. Phép hoán dụ trong câu thơ “mình về, rùng núi nhớ ai” gợi nhiều cảm xúc động. Cán bộ về xuôi rồi, trám không ai hái để rụng khắp rừng, măng không ai ăn để già khắp núi. Đại từ phím chỉ “ai” trong “nhớ ai” làm cho nỗi nhớ của người Việt Bắc càng thêm tha thiết.

Người ở lại tiếp tục gợi nhắc kỹ niệm về cuộc kháng chiến. Đó là nhắc tới chiến khu Việt Bắc gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

“Mình về còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân trài, hồng thái, mái đình, cây đa”

Việt Bắc không chỉ có vai trì qua trọng kháng chiến chống Pháp mà cả trong cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám trước đó. Việt Bắc từng là nơi diễn ra những sự kiện chính trị qua trọng khi lực lượng cách mạng còn non trẻ nhưng lại có tính chất quyết định mọi thắng lợi cho cuộc cách mạnh trên cả nước. Địa danh “Tân Trào”, “Hồng Thái”, “mái đình”, “cây đa” đã trở trành nhân chứng lịch sử cho thời kỳ vất vả nhưng hào hùng của cách mạng Việt Nam.

Ở câu thơ “mình đi, mình có nhớ mình” có đến ba từ “mình” quyện vào nhau trong câu thơ 6 chữ. Từ “mình” thứ nhất và thứ hai dùng để chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình” thứ ba là một từ đa nghĩa.

Nếu hiểu “mình” là người Việt Bắc – đại từ nhân xưng ngôi thứ hai – thì câu thơ mang hàm ý: cán bộ về xuôi, về Hà Nội không biết cán bộ có còn nhớ đến nhân dân Việt Bắc còn nhớ người ở lại hây không?

Nếu hiểu “mình” chính là cán bộ kháng chiến – đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất – thì câu thơ lại có ý nghĩa: cán bộ về xui cán bộ còn nhớ về chính mình hay không? Có còn nhớ đến quá khứ của  bản thân nhớ những năm tháng chiến đấu giang khổ vì lý tưởng cao đẹp và độc lập, tự do của dân tộc hay không? Với cách hiểu thứ hai này người ở lại đã đặt ra một vấn đề mang tính thời sự: đừng ngủ quên trên chiến thắng; đừng quên đi quá khứ hào hùng của dân tộc suốt một thời kỳ kháng chiến gian khổ, hào hùng.

Chữ “mình” ở đây còn được hiểu theo nghĩa bao hàm cả người Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến. Ý thơ nhắc nhở người ra đi đừng quên những ân tình sâu nặng, đã từng gắn bó keo sơn trong quá khứ. Mỗi kỉ niệm được nhắc lại đều mang ý nghĩa lịch sử rất sâu sắc mà cốt lõi là: Việt Bắc là cội nguồn, là quê hương của cách mạng; Việt Bắc là nơi sinh ra lực lượng cách mạng và nơi bắc đầu của mọi thắng lợi. Ý thơ thể hiện lòng biết ơn của tác giả và hình ảnh thủy chung với cách mạng.

  • Kết bài:

Đoạn thơ ngắn chỉ với 12 câu thơ lục bát, nhưng nhà thơ đã sự dụng tới tám từ “mình”, bảy từ “nhớ” và hai cập từ “mình đi, mình về” lặp đi lặp lại nhiều lần như một điệp khúc. Đoạn thơ sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giản dị, ý thơ cân xứng, hài hào. Cộng với giọng điệu thơ du dương, ngọt ngào, tâm tình như lời ca dao, bộc lộ chân thành tình cảm sâu nặng của người ở lại và người ra đi. Đoạn thơ đã cho thấy “Việt Bắc” chính là khúc tình ca về cách mạng về cuộc sống và con người kháng chiến.

Xem thêm:

1 bình luận

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích biểu hiện của tính dân tộc trong đoạn thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) - Thế Kỉ
  2. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu - Thế Kỉ
  3. Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của tác giả Tố Hữu - Thế Kỉ
  4. Phân tích đoạn thơ: "Ta về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người...." - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.