Nghị luận: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại. Nhưng cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều

nghi-luan-phai-uoc-mo-nhieu-hon-nua-phai-uoc-mo-tha-thiet-hon-nua-de-bien-tuong-lai-thanh-hien-tai-cuoc-doi-ngan-ngui-khong-cho-phep-ta-uoc-vong-qua-nhieu

Nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại. Thế nhưng, ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều

Ý kiến của anh/chị?


Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích.

– Ý kiến 1: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”.

+ Con người cần ước mơ nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để đủ sức mạnh biến những ước mơ thành hiện thực.

+ Ước mơ là động lực của hành động.

– Ý kiến 2: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.

+ Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện mọi mong muốn.

+ Không nên ước mơ quá nhiều, quá xa vời thực tại.

2. Bàn bạc, đánh giá.

– Ước mơ và khát vọng làm nên vẻ đẹp cuộc sống:

+ Trong cuộc sống, nếu không có nhiều ước mơ, không có những ước mơ cao, xa.

+ Con người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu.

– Không nên ước mơ xa vời, viễn vông, ước mơ phải thiết thực:

+ Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực.

+ Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống.

+ Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng ước mơ hão huyền.

(Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh)

3. Bàn luận mở rộng.

+ Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau, có ý nghĩa hướng con người vươn tới lối sống đẹp, sống có ý nghĩ.

+ Phê phán những người không dám ước mơ và những kẻ mơ ước viễn vông.

+ Thời đại hôm nay mở ra nhiều cơ hội cho tuổi trẻ. Sống phải có khát vọng và biết cách giữ niềm tin ở bản thân để có thể vươn tới bao mục tiêu chờ ta chinh phục. Phải ước mơ nhiều hơn nữa và không ngừng nỗ lực để đạt tới ước mơ của mình.

4. Bài học nhận thức và hành động.

– Nhận thức: Phải biết kết hợp ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải có ước mơ, có những khát khao mãnh liệt, cháy bỏng nhưng đừng mơ ước hão huyền.

– Hành động:

+ Phải vạch ra những kế hoạch để biến ước mơ thành hành động.

+ Phải trau dồi tri thức, phải rèn luyện ý chí, những kĩ năng sống, rèn đức luyện tài để có khả năng biến ước mơ thành hiện thực; cần phải nhạy cảm và có khả năng thấu hiểu để biết sẻ chia với mọi người.

1 bình luận

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Những trích dẫn hay về ước mơ dùng cho bài văn nghị luận xã hội. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.