bang-viec-phan-tich-mot-tac-pham-van-hoc-lop-12-hay-lam-ro-ki-la-tran-thuat-nguoi-that-viec-that

Bằng việc phân tích một tác phẩm văn học lớp 12 hãy làm rõ: Kí là trần thuật người thật, việc thật

Bằng việc phân tích một tác phẩm văn học lớp 12 hãy làm rõ: “Kí là trần thuật người thật, việc thật”

  • Mở bài:

Nếu như coi văn học là một cây đại thụ, thì có lẽ mỗi một loại văn học sẽ được coi như một nhánh của cây đại thụ ấy. Điều đó được nói ở đây là mỗi nhánh cây ấy lại không hề giống nhau, tức là mỗi thể loại văn học khác nhau lại có những đặc điểm rất khác nhau. Thơ lôi cuốn người ta bởi ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh độc đáo, cảm xúc chân thành, truyện cuốn hút độc giả bởi chất tự sự thấm đẫm vị nhân văn, kịch khiến khán giả đứng ngồi không yên vì những tình tiết mâu thuẫn đến nín thở. Vậy có bao giờ bạn đặt câu hỏi đặc trưng nổi bật của kí là gì? Trả lời cho câu hỏi này, có ý kiến cho rằng kí là trần thuật “người thật, việc thật”, liệu ta nên hiểu ý kiến trên như thế nào.

  • Thân bài:

Đầu tiên cần hiểu kí là một thể loại văn học cụ thể hơn là một thể loại văn xuôi, tự sự. Nói thế là trần thuật, người thật việc thật là muốn khẳng định tính xác thực rất lớn trong thể loại này, cũng tức là khẳng định kí có nội dung bám sát vào hiện thực đời sống để đến với những sự việc mắt thấy, tai nghe chính xác một cách thực sự. Ở một góc độ nào đó, nhận định này gần như đã đồng nhất kí với những tư liệu lịch sử quý giá phục vụ đời sống con người.

Giải thích về điều này, ta có thể bắt đầu nói từ đặc trưng của thể loại kí, do kí là sự ghi chép những trải nghiệm của các tác giả về các mắt ghép của cuộc sống. Nêu nội dung của bài kí luôn luôn đi liền với hiện thực cuộc đời một cách không thể tách rời, hơn thế nữa ký là một tác phẩm văn học mà vẫn học thì bao giờ cũng hướng ngòi bút đến cuộc sống của con người và lợi ích của con người đặt lên hàng đầu. Nên đương nhiên kí phải nói đến hiện thực cái mà phục vụ trực tiếp nhu cầu mong ngóng của độc giả, vậy nên chỉ là trần thuật người thật, việc thật là không có gì, ý kiến trên đã nêu đúng đặc trưng cơ bản nổi bật nhất của thể loại kí, đồng thời đề cao vai trò của thể loại kí với cuộc sống khách quan….

Thực tế đã chứng minh hiện thực luôn là một thế mạnh của kí trong việc thu hút độc giả, mọi thời đại nắm bắt được điểm mấu chốt này mà các tác giả của thế kí đều chú trọng đặc biệt đến vấn đề người thật, việc thật. Trong các tác phẩm của mình mà tiêu biểu phải kể đến là Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Đây là bài ký nổi tiếng viết về sông Hương với văn phong tinh tế, nhẹ nhàng và đương nhiên quy tụ đậm đà tính hiện thực khách quan. Điều đó được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, từ việc tác giả đặc tả thủy trình của dòng sông, đến việc cung cấp tri thức lịch sử hai năm rõ mười, rồi tới những khám phá mà đích thân tác giả được mắt thấy, tai nghe trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Thứ ba kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” quy tụ những trải nghiệm mắt thấy tai nghe tiếp xúc thực tế của chính tác giả bài viết. Người ta nói rằng “trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một thứ”, có lẽ cũng trăn trở về điều này mà khi nghe nói về nền âm nhạc cổ điển Huế trên sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tự mình trải nghiệm, rồi đúc rút. “Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hay trên sân khấu nhà hát”. Như vậy không chỉ tìm kiếm tri thức trong sách vở, tài liệu hay nghe kể lại mà còn phải tự mình trải nghiệm cảm giác. Biết sao được, đặc trưng của kí là vậy, cũng chính nhờ những nét chân thực này mà độc giả hiểu hơn về nền văn hóa Huế.

Nói thật nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường không đích thân đi thuyền trên sông rồi so sánh với cảm nhận khi nghe nhạc giữa ban ngày, hay trên sân khấu vào đêm không thì chất “người thật, việc thật” chắc cũng không thuyết phục như thế này. Vậy xin khẳng định, bài kí đã làm nổi bật nét đặc trưng của thể kí một cách xuất sắc.

Tính khách quan, chân thực của “Ai đã đặt tên cho dòng sông” còn bộc lộ ở những đánh giá những quan điểm rất công bằng và lý trí được Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa ra và sau khi thống kê tìm hiểu ở phạm vi rộng. Ví như để làm rõ điểm nổi bật của dòng sông khi chỉ trọn trong lòng thành phố Huế, tác giả đã có sự so sánh nó với các dòng sông trên thế giới. Trong các dòng sông đẹp ở các nước hình như chỉ có sông Hương là thuộc về riêng một thành phố, hay chỉ đề ra một cách thuyết phục trong dòng chảy chậm, thực chậm của sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đặt sông Hương lên cán cân sông Ne-va chảy qua Lê-nin-grát nữa. Điều đó cho thấy là những nhận xét của tác giả đưa ra một cách rất công bằng, khách quan, đậm chất kí người thực, việc thực, khẳng định sông Hương tạo nguồn cảm hứng đa dạng cho các nhà thơ có một dòng sông thi ca về sông Hương, dòng sông không bao giờ gặp lại mình trong cảm nhận, trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

Tác giả bài kí còn không công kể ra hàng loạt những câu thơ hay, nổi tiếng của hàng loạt các tác giả như Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu, Nguyễn Du. Để mình có cho tính xác thực, khách quan thuyết phục của nhận xét được đưa ra quả không ngoa khi nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đẫm chất kí người thực, việc thực, mở rộng ra đây không những là đặc trưng của riêng “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, mà còn là đặc trưng chung của tất cả các tác phẩm Kí, hay những hơi hướng của thể loại này. Có thể nói nhận định ban đầu kí là một nghệ thuật người thực, việc thực hoàn toàn là có căn cứ xác thực.

Nhưng liệu kí có hoàn toàn và nhất thiết phải 100% thực sự, trả lời là không. Chúng ta cần phải tỉnh táo để hiểu rằng kí dẫu sao cũng là một thể loại văn học, mà văn học mang thiên hướng nghệ thuật. Vậy nên tất yếu kí đôi khi phải sử dụng chút ít hư cấu. Nhà văn Bùi Hiển từng nhận xét :chúng ta nên nhớ rằng trong bút kí tính xác thực của sự vật là một điều cốt yếu. Nhưng ký là một thể loại văn học nếu vươn tới chỗ giá trị văn học thì phải hư cấu. Bởi vậy một tác phẩm kí là không cần thiết phải hoàn toàn là sự thật, thậm chí nếu một bài kí hoàn toàn là sự ghi chép, thống kê đơn thuần mà không lồng ghép yếu tố hư cấu thì phải chăng nó trở nên quá nhàm chán, nó đang tự động biến mình với một tác phẩm thời sự hay sao?

Nếu vậy độc giả sẽ bớt đi sự say mê mà bản thân tác phẩm cũng không thể vươn xa tới chỗ nghệ thuật, nói đâu xa chính bài ký mà chúng ta bàn luận phía trên, dù đậm đà tính hiện thực tới mấy vẫn ẩn chứa những nét hư cấu rất độc đáo. Như cảm xúc của dòng sông, nỗi vấn vương tương tư của sông hương dành cho người tình mong đợi là xứ Huế. Đó là minh chứng rõ nhất cho việc ký nên trung hòa, hư cấu cho phù hợp với thiên hướng nghệ thuật. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là kí được phép hư cấu quá đà, xa sự thực, tràn lan khiến tác phẩm mơ hồ, lãng mạn.

Ký được hư cấu, nhưng chỉ được hư cấu trong một phạm vi nhất định như là những yếu tố không xác thực, mà trước hết là nội tâm, tâm trạng của con người, sự vật. Còn những yếu tố cốt yếu như tên tuổi, không gian, thời gian, lịch sử thì tuyệt nhiên phải giữ nguyên vẹn.

  • Kết bài:

Nhìn chung, không riêng gì “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, mà bất cứ tác phẩm ký xuất sắc nào cũng đều mang đậm đặc trưng người thực, việc thực. Vậy từ đây đặt ra bài học sâu sắc cho cả người cầm bút và người đọc tác phẩm, nếu như người viết nên trau chuôi hiểu biết vốn trải nghiệm thực tế trước khi viết các tác phẩm ký thì người đọc cũng nên biết quý trọng nâng niu các tác phẩm ký coi đó là một tư liệu quý giá để cảm nhận và tìm hiểu về thế giới khách quan chính sự tung hứng nhịp nhàng này giữa tác giả và độc giả với là thứ tạo nên tinh thần của văn học nghệ thuật vị nhân sinh.

1 bình luận trong “Bằng việc phân tích một tác phẩm văn học lớp 12 hãy làm rõ: Kí là trần thuật người thật, việc thật”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang