»» Nội dung bài viết:
Chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
- Mở bài:
Từ xa xưa, khi xã hội loài người chưa phát triển, người nguyên thủy dã phải sống dựa vào rừng. Đến nay, khi nền văn minh nhân loại đạt đến sự phát triển vượt bậc, rừng bị tàn phá nghiêm trọng để phục vụ cho nền sản xuất, dẫn đến những thay đổi lớn của bầu khí quyển cùng những thiên tai khủng khiếp liên tục xảy ra, ta càng nhận rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống con người. Rừng xanh đã, đang và sẽ đồng hành cùng chúng ta trong mọi giai đoạn phát triển. Vì thế, tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
- Thân bài:
Rừng là gì?
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác tạp trung trên một diện tích nhất định, có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Nếu rừng bị phá hoại, diện tích bao phủ của rừng giảm sẽ gây ra những tai họa khủng khiếp. Điều đó đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người. Vì thế, bảo vệ rừng xanh là trách nhiệm của mỗi con người trên Trái đất này.
Vai trò của rừng.
+ Rừng cung cấp cho con người nguồn thực phẩm phong phú để tồn tại và phát triển.
– Rừng cung cấp cho con người gỗ để làm vật dụng, đun nấu, vật liệu để xây dựng, công nghiệp….
+ Rừng cung cấp cho con người thuốc chữa bệnh (nhân sâm, nấm linh chi, tam thất,…)
+ Rừng cung cấp cho con người dưỡng khí để hít thở, điều hòa khí hậu, làm sạch bầu không khí, làm giảm tốc độ dòng chảy chống xói mòn, bảo vệ và làm phì nhiêu đất đai, bảo vệ nhà cửa, chống lại sự xâm lấn của sa mạc,…
+ Rừng không chỉ là lá phổi xanh của trái đất, cung cấp nguồn sống cho chúng ta, rừng còn là bức tường thành, lá chắn tự nhiên vô cùng quan trọng che chở con người khỏi thiên tai, hiểm họa.
+ Rừng là cơ sở nguyên cứu của nhiều ngành khoa học như thực vật học, động vật học, khảo cổ, địa chất,…
+ Các cảnh quan hùng vĩ của rừng là địa điểm tham quan du lịch, tạo cảm hứng nghệ thuật cho các nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật,…
→ Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Không có rừng, đời sống con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Chúng ta phải bảo vệ rừng.
– Nếu cây rừng bị tàn phá, lớp thảm thực vật xanh cũng biến mất. Diện tích rừng giảm khiến lượng khí cac-bo-nic tăng cao, khí oxi giảm thấp. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng cường mạnh mẽ làm Trái đất nóng lên.
– Nguy hiểm nhất là băng ở hai cực sẽ tan nhanh, triều cường dữ dội hơn. Một phần đất đai sẽ bị chìm sâu dưới biển. Đất ở và đất sản xuất thu hẹp. Nhất là các đồng bằng ven biển. Biển lấn sâu hơn vào đất liền ảnh hưởng đến dân sinh và anh ninh lương thực thế giới.
– Theo báo cáo của các tổ chức môi trường thế giới, trong những năm qua, diện tích rừng trên thế giới liên tục bị thu hẹp bởi sự tàn phá của con người để lấy đất làm nông nghiệp hoặc xây dựng các nhà máy. Diện tích rừng nguyên sinh có mật đọ bao phủ dày cũng dần biến mất. Khi diện tích rừng bị thu hẹp, người ta cũng nhận thấy các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng diễn ra trầm trọng và ngày càng có dấu hiệu tăng dần về mức độ và khả năng tàn phá đời sống con người.
– Nếu rừng bị phá hủy, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng, hiện tượng khô kiệt đất phổ biến, quá trình sa mạc hóa cũng diễn ra mãnh liệt. Nguồn nước ngọt bề mặt và trong lòng đất bị hao hụt làm một phần lớn diện tích đất không thể trồng trọt được nữa. Ngày nay, những miền đất hoang vắng không người ở, bị khô cằn, quanh năm phơi nắng, phơi mưa khá phổ biến khắp nơi trên thế giới. Một nguyên nhân dễ thấy đó là diện tích rừng bị tàn phá, khiến cho hiện tượng đất nghèo hóa diễn ra nhanh chóng, không thể phục hồi được.
– Nếu rừng bị tàn phá, vòng tuần hoàn của nước cũng bị ảnh hưởng nhiều. Cây xanh hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí, tạo nên đội ẩm, thúc đẩy vòng đối lưu. Khi rừng bị tàn phá, cây không còn giải phóng hơi nước nữa. Điều này khiến cho khí hậu nóng bức, khô hạn ở nhiều nơi. Có thể nhận thấy khí hậu trên trái đất ngày càng nóng lên rõ rệt. Độ ẩm trong không khí cũng suy giảm tác động trực tiếp sức khỏe và các hoạt động sản xuất của con người.
– Rừng có vai trò điều phối nguồn nước bề mặt và nguồn nước ngầm. Không có rừng, toàn bộ nguồn nước bề mặt bị chảy nhanh ra biển, nguồn nước ngầm dần bị cạn kiệt. Tính trên toàn thế giới, có gần 1.2 tỉ người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch. Cứ 6 người thì có 1 người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước. Tỉ lệ này còn tiếp tục tăng cao. Đặc biệt nghiêm trọng hơn ở các nước châu Phi. Trên toàn bộ lục địa đen này có khoảng 360 triệu người không có nước sạch hằng ngày.
– Phá rừng sẽ làm giảm sự đa dạng sinh học và làm môi trường bị suy kiệt. Hằng năm có hàng trăm loài bị tuyệt chủng và hàng trăm loài khác rơi vào tình trạng giảm số lượng nghiêm trọng. Nếu tính từ khi các loài hình thành trên trái đất cho đến ngày nay, đã có hơn 80% các loài vật đã không còn được tìm thấy trên trái đất. Số loài bị tuyệt chủng tiếp tục tăng cao trong tương lai nếu con người không có những giải pháp thiết thực và hiệu quả đối với việc phục hồi và bảo vệ rừng cây trên trái đất. Một ngày nào đó, rất có thể, trái đất sẻ trở thành hành tinh chết khi con người đã tàn phá hết cây xanh.
– Rừng bị tàn phá, hủy hoại làm ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế các nước nhiệt đới có thế mạnh về rừng. Nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến gỗ suy giảm làm ngưng động các nhà máy sản xuất. Việc khai thác bừa bãi không kết hợp với việc tái tạo rừng đã để lại bài học đắt giá tại các quốc gia này.
→ Chính con người là tác nhân lớn nhất hủy hoại rừng. Các hoạt đọng sản xuất của con người từng ngày giết chết sự sống của rừng. Một ngày nào đó, khi rừng cây không còn nữa, sự sống của con người thật khó mà tiếp diễn.
Phải làm gì để bảo vệ rừng trên trái đất?
– Hãy dừng ngay các hành động tàn phá rừng nhằm lấy đất làm nông nghiệp hoặc xây dựng các công xưởng, sân golf,… Mỗi cây xanh bị chặt xuống khiến chúng ta phải trả giá đắt hơn những gì ta thu được từ hoạt động sản xuất.
– Lập tức phục hồi các diện tích rừng đã bị tàn phá. Nhanh chống phủ xanh các đồi trọc và tăng cường độ che phủ của cây xanh để lấy lại màu xanh cho trái đất. Mỗi cây xanh là nguồn sống, là hơi thở, là linh hồn của trái đất. Hãy biết quý trọng nó dù là mầm xanh nhỏ nhất.
– Hãy bảo vệ những rừng xanh còn lại bằng mọi giá bởi phải mất đến vài chục năm, thậm chí là vài trăm năm chúng ta mới có được những cánh rừng như thế. Phải mất vài chục năm, một mầm xanh mới phủ bóng. Nhưng chỉ vài phút là có thể đón hạ nó. Một cây xanh bị đốn hạ chẳng khác nào giết chết một tế bào sống trong một cơ thể. Không có gì bù đắp nổi thiệt hại nếu chúng ta đốn hạ một cây đại thụ trăm năm tuổi. Hãy vì tương lai trái đất, vì những con người trên các lục địa đang phải gánh chịu hậu quả do lòng tham của chúng ta gây ra.
– Hãy ra sức tuyên truyền, giải thích về vai trò và lợi ích của rừng cây đối với mọi người. Thường xuyên nói về những tác hại ghê gớm mà con cháu chúng ta phải gánh chịu. Hãy cổ động con người ra sức trồng cây, ra sức bảo vệ rừng và yêu rừng như yêu chính cuộc sống của chúng ta.
→ Bằng những hành động thiết thực, hãy đánh thức những trái tim vô cảm trước cuộc sống. Bằng lòng dũng cảm, hãy chặn đứng những hành dộng đang ngày đêm tàn phá rừng, tàn phá sự sống trên trái đất. Và chắc chắn rằng lương tri sẽ chiến thắng. Những hành động tàn bạo đối với rừng xanh sẽ phải dừng lại và màu xanh sẽ trở lại trên Trái đất.
- Kết bài:
Rừng chính là tài nguyên vô giá của nhân loại. Rừng đóng một vai trò không thể thay thế được trong tự nhiên và đời sống xã hội. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Hãy giữ lấy rừng, hãy giữ lấy lá phổi xanh của trái đất trước khi quá muôn. Là học sinh, chúng ta cần biết yêu quý cây xanh, tích cực tuyên truyền, giải thích vai trò của cây xanh và rừng đối với cuộc sống con người trong cộng đồng. Mỗi hành động nhỏ sẽ góp phần giữ gìn màu xanh của rừng trên Trái đất.
»»» Xem thêm: