Cảm nhận con người tài hoa bạc mệnh qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).

Cảm nhận con người tài hoa bạc mệnh qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du và bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo).

* Hướng dẫn làm bài:

1. Nét tương đồng.

a. Về đề tài.

– Hai bài thơ viết ở hai thời điểm khác nhau nhưng cùng hướng về một đề tài: con người tài hoa bạc mệnh.

+ Tiểu Thanh một người con gái tài sắc, làm lẽ, bị vợ cả ghen bắt ra ở một mình trên núi Cô Sơn – Trung Quốc. Buồn khổ, nàng lâm bệnh và chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Tập thơ của nàng cũng bị người vợ cả ghen tuông đốt sạch.

+ Lor-ca một nhân cách lớn, nhà thơ cách tân thiên tài của đất nước Tây Ban Nha, người đã hát lên bằng thơ tiếng hát tự do nhưng đã bị bọn phát xít Phrăng-cô sát hại, thủ tiêu mất xác.

b. Về cảm xúc.

– Hai bài thơ các tác giả cùng có chung một cảm xúc: thương cảm cho những kiếp người tài hoa mà bạc mệnh, trân trọng và ngưỡng mộ tài năng của họ.

+ Nguyễn Du thương cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

+ Thanh Thảo cảm thương cho Lor-ca, người nghệ sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ đấu tranh cho tự do nhưng số phận bi tráng.

2. Điểm khác biệt.

a. Về nghệ thuật:

– Nguyễn Du sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú, hình ảnh thơ có tính chất ước lệ, tượng trưng, lối đối chặt chẽ.

– Thanh Thảo sử dụng thể thơ tự do, hình ảnh thơ chịu ảnh hưởng của bút pháp tượng trưng, siêu thực, câu thơ giàu nhạc tính, miên man như một bản nhạc giao hưởng bởi cả bài thơ không một dấu chấm câu.

b. Về nội dung.

– Nguyễn Du từ thương người mà đến thương mình, tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh và gửi lại niềm băn khoăn đến hậu thế.

– Thanh Thảo từ tình thương, sự cảm thông con người có số mệnh nghiệt ngã mà ngưỡng mộ thiên tài, khẳng định sức sống bất diệt của tiếng đàn, của nghệ thuật.

3. Lí giải sự khác biệt.

– Cội nguồn của sự khác biệt ấy là do đặc trưng của văn chương, do phong cách nghệ thuật cũng như cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ khác nhau.

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang