Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
I. Mở bài:
– Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn. Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.
– Nêu vấn đề: Đây là một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới. Tác phẩm thành công trên nhiều phương diện trong đó đáng chú ý là nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài – một nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
II. Thân bài:
* Ngoại hình:
– Người đàn bà hàng chài có ngoại hình thô kệch, xấu xí (trạc ngoài bốn mươi, mặt rỗ, …), gợi sự liên tưởng cho người đọc về một người đàn bà với cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như tất cả những người người đàn bà ở vùng biển
* Số phận nhân vật.
– Người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn hiện lên qua cái nhìn của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tình cờ chứng kiến những bi kịch gia đình của chị. Chị không hề có tên. Tác giả chỉ gọi chị là “người đàn bà” một cách phiếm định (một dụng ý nghệ thuật của nhà văn).
– Chị là một người phụ nữ lao động lam lũ ở làng vạn chài, cả nhà sống lênh đênh trên một chiếc thuyền đánh cá.
– Một người phụ nữ đau khổ – nạn nhân đáng thương của sự lạc hậu đói nghèo, chị thường xuyên bị chồng đánh đập (ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).
⇒ Nhân vật người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là hiện thân cho những mảnh đời tăm tối cơ cực vẫn còn tồn tại trong cuộc sống quanh ta.
* Phẩm chất, tính cách:
– Sức chịu đựng ghê gớm: cam chịu, nhẫn nhục chịu để chồng đánh một cách bình tĩnh như thực hiện một nghĩa vụ. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình, chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn vậy.
– Rất tự trọng. Sau khi biết được hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ (Phùng) chứng kiến, chị thấy “đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Và chị đã khóc.
– Thương chồng: Chị cầu xin vị chánh án đừng bắt mình phải li hôn với gã chồng thường xuyên hành hạ chị: “Con lạy quý toà… Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
– Chị là người mẹ thương con:
+ Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gởi con cho bố ruột mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với chồng mỗi lần đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.
+ Chị nhẫn nhục chịu đựng đòn roi của chồng vì chị nghĩ đến đàn con: “Ông trời sinh ra người đàn …như ở trên đất được!”. Hoá ra, chị không thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền không thể thiếu một người đàn ông trong những lúc phong ba, bão táp, các con chị phải được nuôi nấng, phải được lớn lên,…
– Chị là một người hiểu thấu lẽ đời, tuy ít học mà tỉnh táo và sáng suốt.
+ Cách xưng hô: quý toà – con
+ Chị đã từ chối và sẵn sàng đánh đổi mọi giá để không phải li hôn. Bởi, cho dù vũ phu, nhưng hắn vẫn là chỗ dựa quan trọng của những người đàn bà hàng chài như chị; còn chị- hạnh phúc lớn nhất của đời chị- cần có bố để nuôi dưỡng chúng. Hơn nữa, trên truyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ. Đó là câu chuyện về cuộc đời bí ẩn và éo le của người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ…
⇒ Người phụ nữ bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhà văn đã có dụng ý tạo nên ấn tượng cho người đọc về hình ảnh người đàn bà bằng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo kết hợp với thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa một số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung, thương con hơn tất cả mọi thứ trên đời.
III. Kết bài:
Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.
Bài văn tham khảo:
Mở bài:
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được viết vào năm 1983 và đến 1985 trong tập ” Bến Quê” tác phẩm là sản phẩm con người đời thương. Truyện kể về việc nghệ sĩ nhiếp ảnh phùng đi tới vùng biên này mong tìm được một bức ảnh cho bộ lịch. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh cũng tìm thấy một cảnh đắt trời cho ” Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”. Nhưng vừa như phát hiện một chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy khoản khắc trong ngần của tâm hồn thì bất ngờ anh phát hiện ra cảnh bao lực gia đình. Với sự xuất hiện người đàn bà hàng chài gây ấn tượng lớn cho người độc và người nghe.
- Thân bài:
Trong cuộc sống phức tạp này, sự thật đội khi không phải là điều ngay trước mắt mà sự thật là cái ẩn giấu bên trong. Vì vậy muốn nhìn nhận đúng về cuộc sống về con người, chúng ta phải nhìn vào cái bên trong, bản chất thật, nhìn cuộc sống một cách đa diện. Giống như nhân vật người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Mang vẻ bề ngoài xấu xí, nhưng phẩm chất bên trong lại vô cùng tốt đẹp.
Người đàn bà hàng chài, không được gọi tên. Chỉ được gọi bằng những đại từ “Người đàn bà, bà…” Người đàn bà chạc 40 tuổi, mang thân hình quen thuộc của người vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Người đàn bà có ngoại hình thật xấu xí và phi thẩm mĩ. Trước kia, người đàn bà này sống ở phố. Con một gia đình khá, nhưng không ai lấy vì xấu. Chị đã có mang với anh làng chài và đã có cuộc sống hôn nhân với anh. Người khác nhìn vào cho rằng đây là địa ngục vì ba ngày chị bị một trận nhỏ, năm ngày chị bị một trận lớn. Đúng vậy cuộc sống của chị thật đáng thương và khổ cực.
Chị khổ cả về thể xác và tinh thần, giống bao gia đình làng chài khác, gia đình chị đông con. Nhà thì nghèo khó. Thuyền thì bé, có những lần da đình chị phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Một cuộc sống không thể nào khổ hơn. Người ta nhiều khi khổ về vật chất, nhưng tinh thần đầy đủ cũng là hạnh phúc ” một túp lều tranh hai trai tim vàng”. Nhưng chị đâu được thế cuộc sống tinh thần của chị còn khổ hơn.
Người đàn ông xấu xí – chồng chị, một phần vì cuốc sống làm cho tính cách hắn hung bạ. Hắn dùng cách giải thoát sự bức xúc bằng cách đánh đập chị, chửa rửa chị và các con chị ” Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ” Bị những trận đòn roi những cái quất mạnh của chông tàn bạo, nhưng chị vẫn “với vẻ mặt cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn. Trận đòn roi chỉ dừng lại khi thằng phác lao tới cứu mẹ và đánh lại bố” Cả hai mẹ con chỉ biết khóc. Người đàn bà kể trước kia khi con còn nhỏ, hắn đánh chị trên thuyền. Sau khi con lớn, chị xin hắn đưa lên bờ rồi đánh. Chúng ta thấy rằng cuộc sống của chị thật khó khăn, chị chỉ biết cam chịu và đôi khi chính là sự ngu dốt.
Nhưng thực chất bên trong còn nhiều điều mà mọi người chưa rõ. Khi chánh án đầu gợi ý li hôn, chị nhất định không chịu, van nài xin không li hôn, nhận hết trách nhiệm , tội nỗi lên đầu mình. Vì sao ư? Vì chị là một người am hiểu lẽ đời, cho dù thất học. Chị hiểu rằng tên con thuyền này cần một người đàn ông chèo chống vượt qua. Phong ba và nuôi cho sấp con của chị cũng rất cảm thông cho chồng chị, xưa là một con người cực tình nhưng không bao giờ đánh vợ. Nhưng cũng vì cuộc sống khó khăn, làm cho người đàn ông đâm ra đánh vợ con , chị nhẫn nhục cam chịu, nhận hết trách nhiệm về bản thân mình. Nhận vì mình đẻ nhiều con mà cuộc sống khổ cực. Ngoài cam chịu, chấp nhận hi sinh, cuộc sống của chị còn có niềm vui đó là khi các con chị được ăn no, mặc ấm.
Người mẹ nào cũng vậy, thấy các con mình hạnh phúc, thì bản thân hạnh phúc gấp một trăm lần rồi. Và đôi khi gia đình chị cũng hòa thuận, đầm ấm, vui vẻ chị còn có lòng tự trọng cao. Chị biết xấu hổ khi có người khác biết truyện mình bị đánh, đặc biệt là thằng phác. Người chị yêu thương nhất ” Cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột từ cái lão đàn ông đã hành hạ mụ” Chị đã khóc khi phùng nhắc tới thằng phát. Chị thương con vô cùng, Chị cũng đem đến cho đẩu và phùng những bài học quý giá.
Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà xấu xí, phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà trong truyện là người có cốt cách bên trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương chông, thương con am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Qua hình ảnh người đàn bà trong truyện chúng ta thấy người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được những nhét đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong luôn có phẩm chất cao quý. Luôn nghĩ tới gia đình, hạnh phúc nhỏ của mình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn, chăm sóc gia đình, hạnh phúc đó chính là con cái của mẹ. Người phụ nữ mang một lòng vị tha cao cả, Những khác biệt của người phụ nữ làng chìa, phụ nữ ngày nay năng động hơn, làm chủ cuộc sống hơn, làm chủ được kinh tế.
Họ không còn phải nhẫn nhục chịu trận đòn roi của chồng. Họ yêu thương chồng con, họ cần một người đàn ông chèo kéo mái ấm gia đình, là người yêu thương gia đình, yêu thương vợ con. Nhưng nếu là người đàn ông vũ phu đánh đạp vợ con, họ sẵn sàng báo cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi hạnh phúc của gia đình mình. Bên cạnh đó vẫn còn những người phụ nữ nhu mì, hèn nhắc, nhẫn nhục sẵn sàng chịu đựng đòn roi của chồng. Cố bấu víu lấy cái hạnh phúc chỉ có trong ảo tưởng, sống không có lập trường. Họ cần phải thay đổi cách sống, cách suy nghĩ tới giải pháp cuối cùng để giải thoát tìm hạnh phúc , cho mình cơ hội để đến với hạnh phúc đích thực.
- Kết bài:
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã cho ta thấy sự đối lập, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Chúng ta cần phải nhìn cuộc sống và tâm hồn đa diện, phải tìm kiếm, khám phá cái bản chất bên trong, từ vẻ bề ngoài của người đàn bà trong truyện yêu thương chồng con hi sinh cao cả.