Phân tích hình ảnh người đàn ông vũ phu trong Chiếc thuyền ngoài xa qua cách nhìn khác nhau của các nhân vật

phan-tich-hinh-anh-nguoi-dan-ong-vu-phu-trong-chiec-thuyen-ngoai-xa-qua-cach-nhin-khac-nhau-cua-cac-nhan-vat

Phân tích hình ảnh người đàn ông vũ phu trong “Chiếc thuyền ngoài xa” qua cách nhìn khác nhau của các nhân vật.

  • Mở bài:

Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, người đàn ông chỉ xuất hiện hai lần và chỉ với một bộ dạng. Nguyễn Minh Châu đã miêu tả khá kĩ lưỡng nhân vật người đàn ông như muốn khắc tạc vào tâm trí người đọc một hình ảnh một người đàn ông vũ phu, thô kệch và tàn bạo.

  • Thân bài:

Lão chính là chồng của người đàn bà. Đầu tiên, lão xuất hiện với lời đe dọa bọn nhỏ: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ” khi cùng người đàn bà lên bờ. Lời nói độc địa, dồn chứa sự căm phẫn của lão với một điều gì đó khiến gã không hài lòng.

Tiếp đến, hình dung cảu lão hiện ra khá rõ ràng. Gã có “tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ”. Với hình dung bên ngoài, lão đúng là đứa con của biển cả. Sống gió và nỗi khổ cực hằn sâu trên thân hình vạm vỡ của lão. Lão mang sức mạnh của con người cưỡi sóng đạp gió từng ngày để mưu sinh trên biển cả.

Khi đã cùng người đàn bà lên tới bờ, chẳng nói chẳng rằng, lão lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay và trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà tội nghiệp. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két. Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

Đến khi, bị thằng Phát giật mất dây nịt, cơn giận cũng vơi đị, lão lặng lẽ trở vè thuyền. Lão không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.

Đó là toàn bộ hình ảnh về người đàn ông xuất hiện trước mắt người độc. Hình ảnh ấy nhiều lần lặp lại trước mắt sĩ Phùng nhưng không có gì khác biệt. Đối với bé Phát hay chánh án Đẩu cũng thế.

Với tất cả hành động và thái độ ấy, không thể coi người đàn ông kia là một con người thiện lương được. Bởi thế, trong cái nhìn của Phùng (và cả chánh án Đẩu), người đàn ông ấy là một con người vũ phu, vô nhân tính, đáng bị đem ra trừng trị trước luật pháp. Lão là hiện thân cho những gì tồi tệ, độc án và đáng căm ghét trong cuộc đời này. Chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng và bé Phác mới chỉ thấy được một khía cạnh ở người đàn ông hàng chài này. Đó là sự độc ác, tàn nhẫn, ích kỉ. Thái độ của họ đối với anh ta là kịch liệt phản đối, phải lên án, đấu tranh.

Thế nhưng, thật kì lạ, trong khi đó, cách nhìn nhận về người chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài khác hẳn so với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác. Sự khác biệt trong những điểm nhìn nêu trên, đặc biệt cách nhìn nhận của người phụ nữ đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống nói chung.

Người đàn bà nhìn nhận người chồng của mình toàn diện hơn, sâu sắc hơn và nhân đạo hơn. Cuộc sống chị đau đớn nhưng không oán hận vì chị thấu hiểu nguyên nhân sâu xa của những hành động vũ phu ấy. Chị nhìn vào những gì đang diễn ra bên trong người đàn ông để thấu hiểu và cảm thông đến tận cùng. Đối với người khác, người đàn ông không có cái gì khác ngoài sự cô độc và tàn bạo.

Nhưng đối với chị, là người vợ, người đàn ông ấy lại rất hiền lành. Người chồng ấy vốn là một chàng trai rất hiền lành và chăm chỉ. Thẳm sâu trong con người đáng sợ ấy là một trái tim chân thiện, luôn khao khát có một cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc. Nhưng, cuộc sống quá khắt nghiệt, nỗi vất vả trong công việc đã bào mòn tâm tính của ông. Ông không oán giận cuộc sống nhưng lại hằn hộc với nó. Ông đơn đọc và bế tắt trong chính cuộc sống của mình.

Chị hiểu được điều mà người khác không thể hiểu hoặc không có điều kiện để hiểu. Sự thấu hiểu ấy xuất phát từ cuộc cuộc của chính chị đã đồng hành cùng người đàn ông ấy từ những ngày đầu cho tới bây giờ và sẽ đi tiếp đến tương lai.

Sự tha hóa nhân cách bởi cảnh sống nghèo khổ, bức bối là một hiện tượng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống này. Sức mạnh tàn phá cảu cái nghèo, cái đói là không thể khinh thường được. Nam Cao đã nhiều lần nói đến điều này. Nhân vật Hộ, Chí Phèo của Nam Cao  trước khi trở nên tệ hại như thế thì  họ vốn là những con người hiền lành, lương thiện. Nhưng do những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh sống mà thay đổi tính nết, trở nên dữ dằn, tàn nhẫn, tha hoá tồi tệ. Thậm chí là biến dạng khủng khiếp như kiểu của Chí Phèo.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một cuộc chiến mới không kém phần khó khăn, gian khổ: đó là cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người. Ở phương diện này, Tác giả Nguyễn Minh Châu đã kế thừa xuất sắc tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà văn hiện thực Nam Cao.

  • Kết luận

Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, người đàn ông này vừa đáng bị lên án vì thói vũ phu, tính ích kỉ, tự cho phép mình cái quyền được hành hạ người khác để thoả mãn những bực dọc trong lòng. Nhưng ở anh ta cũng có chỗ để cảm thông, chia sẻ. Xét đến cùng anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Rõ ràng không phải nhìn người, nhìn đời một phía. Phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ.

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.