Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi”.
(Trích Bình Ngô đại cáo – Tác giả Nguyễn Trãi Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, trang 17)
Gợi ý làm bài:
- Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
- Thân bài:
– Tư tưởng nhân nghĩa: “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Vì thương nhân dân trong cảnh lầm than nên đã đánh dẹp thù trong giặc ngoài để làm cho nhân dân ấm no hạnh phúc.
– Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt
+ Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
– Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
* Đánh giá chung:
– Lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả.
– Ngôn ngữ đanh thép.
– Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ.
– Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê,…
– Sử dụng những câu văn song hành,…