cam-nhan-hinh-anh-cay-tre-trung-hieu-trong-bai-tho-vieng-lang-bac

Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh cây tre trung hiếu trong bài thơ Viếng Lăng Bác

Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh cây tre trung hiếu trong bài thơ Viếng Lăng Bác.

  • Mở bài:

Khi rời lăng Bác, với tình mến yêu mãnh liệt và niềm thành kính thiêng liêng, nhà thơ gửi gắm ước nguyện của mình được gắn kết cuộc đời mình với lăng Bác, với cuộc đời chung của dân tộc ở khổ thơ cuối:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này… “

  • Thân bài:

Hình ảnh “hàng tre xanh xanh” xuất hiện ở đầu bài thơ với dáng đứng kì vĩ và sắc màu xanh xanh tràn trào sức sống. Đến đây, hình ảnh ấy có vai trò khép lại bài thơ và chuyển tải ý nguyện của tác giả.

Cây tre vốn là biểu tượng của sức sống kiên trung, bền bỉ, bất khuất dân tộc Việt Nam. Câu thơ thể hiện hình ảnh quê hương, đất nước Việt Nam. Hình ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ của Người.

Tác giả “muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” là muốn được tiếp tục sống và chiến đấu bên cạnh Bác, bảo vệ Bác đến muôn đời. Không chỉ khi còn sống mà khi đã hóa thân, tác giả cũng nguyện đi theo Người. Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” là tình cảm của Viễn Phương và cũng là tình cảm của muôn triệu nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên Người.

  • Kết bài:

Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu: trung với Đảng, hiếu với dân. Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa thiêng liêng: dân tộc Việt Nam mãi mãi trung thành với con đường cách mạng mà Bác đã đặt ra và quyết tâm thực hiện di nguyện mà trước khi rời khỏi cõi đời người đã thiết tha dặn dò.

Đọc thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang