»» Nội dung bài viết:
Cảm nhận khát vọng sống trỗi dậy âm thầm mà mãnh liệt của nhận vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài
- Mở bài :
– Giới thiệu vài nét về tác phẩm
– Giới thiệu về nhân vật Mị (đặc biệt là diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa xuân)
- Thân bài :
1. Thân phận Mị ở Hồng Ngài (trong nhà thống lí Phá tra):
– Mị vốn là người có phẩm chất đẹp đẽ (sống hiếu thảo với cha ; trẻ đẹp yêu đời, có tài thổi sáo)
– Bị bắt làm dâu gạt nợ cho thống lí Phá Tra, Mị sống kiếp nô lệ, cô đã phản ứng quyết liệt, muốn dùng cái chết để phản đối.Nhưng vì thương cha,Vì món nợ truyền kiếp, Mị phải sống câm lặng, cam chịu.
2. Tâm trạng và hành động của Mị khi mùa xuân về (đặc biệt trong đêm tình xuân):
Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng :
– Mùa xuân trên núi cao với những sắc xuân rực rỡ “ Những chiếc váy hoa… xoè ra như con bướm sặc sỡ”, “ Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra mầu đỏ au, đỏ thẫm, rồi sang màu tím man mát”
– Những âm thanh rộ rã báo hiệu mùa xuân: “ Đám trẻ… chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà” ; âm thanh tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu của nam nữ thanh niên…
⇒ Sự sống của tạo vật và con người như được khơi động, bừng tỉnh. Hoàn cảnh ấy không thể không tác động vào tâm hồn Mị. Nhất là tiếng sáo, tiếng sáo rủ bạn đi chơi ngoài đầu núi …
Tâm trạng và hành động của Mị:
+ “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi . Mị nhẩm lại bài hát của người đang thổi” ->tiếng sáo đã đánh thức kỉ niệm của một thời con gái của Mị” “ ngày trước Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo …”. Với Mị, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc.
+ Ngày tết, Mị cũng uống rượu “Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát …” Men rượu như tăng thêm nồng nàn sức trẻ đang bừng lên trong Mị, Mị thấy phơi phới trở lại, “Mị trẻ lắm,Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”.
+ “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”.Ngọn đèn làm ấm lên gian buổng tối tăm, lạnh lẽo. Hơi rượu nồng nàn cùng tiếng sáo rập rờn, thôi thúc Mị đi đến quyết định : Muốn đi chơi. “Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở giá trong.”
+ Đúng lúc ấy, sợi dây trói tàn bạo của A Sử kịp thời quăng lưới vào khát vọng của Mị, ý muốn đi chơi bị chặn đứng.
+ Thực tại cứa vào da thịt bằng những lằn dây trói. “Trong bóng tối, Mị đúng lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được” . Mộng du tan biến trong ý nghĩa cay đắng về thân phận “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
⇒ Như vậy sự quẫy đạp lần này không đủ để thay đổi số phận của Mị nhưng lại đầy ý nghĩa. Dây trói là hiện thân
3. Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ:
– Những đêm khuya, Mị ra thổi lửa để sưởi, Mị đã thấy A Phủ bị trói, Mị bị A Sử đánh vì ngứa chân ngứa tay nhưng cô vẫn cứ ra sưởi. “- Những đêm khuya, Mị ra thổi lửa để sưởi, Mị đã thấy A Phủ bị trói, Mị bị A Sử đánh vì ngứa chân ngứa tay nhưng cô vẫn cứ ra sưởi. “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Mị đã sống vô ý thức, tâm hồn đã vô cảm, chai sần.
– Đêm nay nhìn thấy nước mắt A Phủ, Mị nhớ lại đêm năm trước bị A Sử trói, khi – Đêm nay nhìn thấy nước mắt A Phủ, Mị nhớ lại đêm năm trước bị A Sử trói, khi “sợi dây gai dưới bắp chân vừa lỏng ra, Mị ngã gục xuống”.Đêm ấy Mị đã khóc, còn bây giờ đây Mị dường như không còn biết khóc nữa.
– Chính dòng nước mắt nhân tình khổ đau đã thành dòng nham thạch nung chảy tâm hồn đã đóng băng của Mị. Thì ra đôi mắt “Đêm ấy Mị đã khóc, còn bây giờ đây Mị dường như không còn biết khóc nữa. Chính dòng nước mắt nhân tình khổ đau đã thành dòng nham thạch nung chảy tâm hồn đã đóng băng của Mị. Thì ra đôi mắt “trừng trừng”, những cái đấm đá và bao nhiêu hành động phi nhân mà Mị phải chịu đã trở thành cuộc đời thường của cô. Cho nên dòng nước mắt chính là sự kiện bất bình thường gợi khơi cô nhớ lại quá khứ.
– Vừa thương mình, vừa căm phẩn lũ người tàn ác vừa bị ám ảnh bởi cái chết, ám ảnh bởi con ma nhà thống lí, vừa nhớ tới một người đàn bà cùng thân cùng phận như mình đã chết trong quá khứ vừa nghĩ tới số phận phải chết vô lí của A Phủ… Tâm hồn Mị nổi sóng bấn loạn. Vậy là dòng nước mắt của A Phủ đã làm mị nhớ tới nước mắt của mình, Mị nhớ tới cái chết nhãn tiền của A Phủ. Từ số kiếp A Phủ, Mị lại nghĩ tới mình đã về “”, những cái đấm đá và bao nhiêu hành động phi nhân mà Mị phải chịu đã trở thành cuộc đời thường của cô. Cho nên dòng nước mắt chính là sự kiện bất bình thường gợi khơi cô nhớ lại quá khứ.
– Vừa thương mình, vừa căm phẩn lũ người tàn ác vừa bị ám ảnh bởi cái chết, ám ảnh bởi con ma nhà thống lí, vừa nhớ tới một người đàn bà cùng thân cùng phận như mình đã chết trong quá khứ vừa nghĩ tới số phận phải chết vô lí của A Phủ… Tâm hồn Mị nổi sóng bấn loạn. Vậy là dòng nước mắt của A Phủ đã làm mị nhớ tới nước mắt của mình, Mị nhớ tới cái chết nhãn tiền của A Phủ. Từ số kiếp A Phủ, Mị lại nghĩ tới mình đã về “trình ma nhà nó rồi” không phương thoát khỏi nhưng A Phủ không lí gì phải chết…
– Những ý nghĩ ấy thực ra nó thúc đẩy bắt buộc phải có hành động đáp ứng. Mị cởi trói cho A Phủ và đặt mình phải lựa chọn con đường chạy theo A Phủ hay là được trói đứng như ngày nào cho đến chết. Thời điểm hệ trọng này “con ma” cũng không đủ sức giữ chân Mị lại, Mị cứu A Phủ là tự cứu mình mà cô đã không biết. Chẳng cưới xin, họ đã trở thành vợ chồng từ cái đêm đầy ý nghĩa ấy, cái đêm vì nghĩa trước lúc vì tình”.
– Đây là đoạn văn bản lề khép mở hai cuộc đời:Đóng lại một kiếp khổ nhục, nô lệ để đi vào một cuộc sống mới. Tô Hoài đã làm cho mạch truyện chuyển biến hợp lí, khiến cho tác phẩm không có những vết cắt, và những chỗ ghép giả tạo. Cũng cần lưu ý giọng văn ở đoạn này rất đa dạng. Giọng kể, giọng bán trực tiếp của nhân vật của và giọng nhân vật,.. Những giọng này góp phần mổ xẻ tâm trạng, Mị khá thành công, khá sinh động và có sức thuyết phục người đọc khá cao.
- Kết bài :
Tóm lược nội dung đã phân tích.Khẳng định vai trò của nhân vật Mị trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Bài tham khảo:
Diễn biến tâm trạng và hạnh động của nhân vật Mị trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”của Tô Hoài.
Vợ chồng A Phủ” là một trong ba truyện của tác phẩm là một trong ba truyện của tác phẩm “ Truyện Tây Bắc” đã đoạt giải nhất giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955. Là một truyện ngắn xuất sắc, “Vợ chồng A Phủ” càng biểu hiện sinh động và gây ấn tượng mạnh không phải chỉ qua nội dung mà còn do nghệ thuật miêu tả tâm lí rất tài tình và hấp dẫn của nhà văn. Trong tác phẩm, nhân vật Mị biểu hiện rất rõ khi cô có những biến đổi trong tâm lí trước hoàn cảnh sống và tìm cho mình một con đường hi vọng. Đặc biệt là diễn biến tâm lí của cô trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
Những ngày đầu làm dâu, Mị thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị cướp đoạt, Những ngày đầu làm dâu, Mị thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị cướp đoạt, “đêm nào Mị cũng khóc”, Mị muốn tự tử. Bởi vì, Mị không muốn chấp nhận một cuộc sống chết mòn héo úa, điều này chứng tỏ trong con người Mị tiềm ẩn một sức sống mạnh liệt, muốn thoát khỏi cuộc sống nô lệ. Nhưng thương cha sẽ phải gánh chịu hậu quả về cái chết của mình, Mị đành vứt nắm lá ngón, trở lại nhà thống lí.
Ngày lại ngày qua, nỗi khổ cùng cực đã dồn nén dần cái sức sống tiềm tàng ấy vào tận đáy buồng tim Mị. Mị không nghĩ đến cái chết nữa. Mị bị biến thành một công cụ lao động cho nhà thống lí Pá Tra. Cuộc đời của Mị “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị bị đọa đày đến mức bị tê liệt về tinh thần, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh “Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”, “biết đi làm mà thôi”. Mị còn phải chịu nỗi đau về tinh thần triền miên. Căn buồng của Mị ở là một thứ ngục thất giam cầm tù nhân “ Ở cái buồng Mị nằm, kín nút, có một…không biết là sương hay nắng”.
Nhưng giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là ở chỗ nhà văn đã nhìn thấy sức sống vẫn còn tiềm tàng trong Mị. Sức sống ấy sẽ vẫn bùng cháy khi có cơ hội. Và nó đã đến trong đêm tình mùa xuân.
Mùa xuân thường mang lại cho con người hi vọng, ước mơ, là mùa lễ hội, vui chơi, mùa của tình yêu. Năm ấy ở Hồng Ngài gió và rét dữ dội. Mùa xuân đến mang theo âm thanh đặc trưng của nó. Âm thanh rộn rã của trẻ con chơi đùa, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình hòa cùng màu sắc sặc sỡ của váy áo phơi trên những mỏm đá. Đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình xuân tha thiết, bồi hồi vọng đến tai Mị. Tiếng sáo thấm vào trái tim Mị, thức tĩnh sự câm lặng bấy lâu nay. Từ trong tâm trạng lặng lẽ, u uẩn, một cuộc sống vô vị không có quá khứ, không có hiện tại và không có cả tương lai. Mị nghe tiếng sáo tha thiết gọi bạn mà hồi tưởng những ngày hồn nhiên, tươi trẻ thuở xưa. Ngày ấy Mị thổi sáo giỏi. Tiếng sáo giúp Mị nhận ra một điều tưởng như đã chìm vào quên lãng.
Mị uống rượu “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ức từng bát” . Cô đang uống đắng cay của cái phần đời đã qua và muốn thoát khỏi thực tại. Rượu làm thân xác cô say, nhưng tâm hồn cô lại tỉnh, Mị với cõi lòng phơi phới trở lại với thời con gái trẻ trung, hạnh phúc.Mị như sống lại, Mị thấy yêu đời. Không khí mùa xuân chỉ là một chất xúc tác, bởi vì nếu như sâu xa trong Mị không có một sưc sống tiềm tàng thì nó đã không thực dậy với bao điều tốt đẹp. “Mị thấy lòng mình vui sướng lại. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ”.
Cứ thế cho đến khi . Men rượu hay men cuộc đời đã nâng bỗng tâm hồn Mị trở về với ý thức sâu sắc của nhân phẩm. Mị ý thức sự tồn tại của bản thân “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chớ không buồn nhớ lại nữa”. Nghịch lí trên cho thấy khi niềm khát khao sống hồi sinh, con người không chấp nhận cái trạng thái vô nghĩa lí của thực tại.
Nếu như lúc trước Mị hoàn toàn mơ hồ về thời gian. Mị không nhớ mình về đây được mấy năm vì trước nay Mị đâu có mùa xuân. Nhưng giờ đây Mị muốn có cái quyền đơn giản như bao người khác: “Mị muốn đi chơi”. Có thể đối với Mị là một sự thay đổi lớn lao và vẫn còn kịp lúc, tuy bắt nguồn từ cảm xúc nhất thời nhưng nó cũng chứng tỏ Mị vẫn còn đó bao khát khao. “Mị quấn lại tóc”. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách.
Chính sự thay đổi đó làm cho A. Sử ngạc nhiên vì dưới mắt hắn Mị chẳng khác nào một nô lệ. Hành động trói Mị tàn nhẫn của hắn tuy giam giữ được thể xác Mị, nhưng không thể giam giữ tâm hồn Mị: “ Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.” Tâm hồn Mị giờ như chơi vơi trong mộng. Mị trở về thời xưa với bao ước vọng. Sức sống trổi dậy làm Mị phơi phới, mơ mộng trong thoáng chốc nhưng rồi Mị cũng trở về thực tại. Chính sức sống của Mị buộc cô phải nghĩ đến liệu cô có duy trì được nó hay không. Mị nhớ đến người chị dâu đã bị trói chết. Mị sợ. Một khi ta biết sợ chết thì người ta càng thêm yêu cuộc sống. Mị cũng vậy.
Với ngôn ngữ lựa chon một cách tinh tế, nghệ thuật trần thuật đặc biệt là thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật, tác giả làm cho người đọc cũng phải thổn thức, vui mừng đến xót xa cho số phận nhân vật.
Mùa xuân rồi cũng qua đi nhưng sức sống tiềm tàng trong Mị đã được khơi dậy và chờ dịp bùng lên. Với nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế Tô Hoài đã đem đến cho nhân vật một hướng đi, một cuộc đời mới. Đó cũng chính là giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm. Đồng thời cũng cho thấy tài năng của Tô Hoài cùng những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam.
Bài tham khảo:
- Mở bài:
Đọc xong Vợ chồng A Phủ, có thể thấy, tình yêu cuộc sống, khát vọng sống âm thầm trỗi dậy mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài là điểm nhấn ấn tượng nhất của tác phẩm này. Nhà văn Tô hoài đã đặc biệt dành cho sự kiện ấy sự miêu tả khá chi tiết và đầy đủ, chạm sâu vào cuộc vận động nội tâm dữ dội từ cái chết đến sự sống và cuộc sống đích thực của người đàn bà tưởng chừng như đã chết trong tâm hồn bởi những đọa đày khủng khiếp của nhà thống lí trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài
- Thân bài:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Đó là lần đầu tiên Mị uống rượu sau bao tháng ngày câm lặng và hờ hững, buông xuôi cuộc đời ở nhà thống lí. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Tiếng sáo dẫn tâm hồn Mị trở về với tháng ngày thanh xuân, tươi trẻ thuở trước.
Bữa rượu tan, mọi người lũ lượt ra về. Hình ảnh ấy khiến Mị cũng đứng dậy bước vào buồng như một thói quen. Ngồi trong buồng, trông ra cái ô cửa, hơi rượu nồng nà khiến Mị chợt thấy Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Từ ý nghĩ đó đưa Mị đến một sự biện minh: “bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết”. Tiếng sáo ngoài núi tiếp tục cuốn hút Mị. Như một lẽ tự nhiên, trong vô thức, Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách, chuẩn bị đi chơi như thuở còn con gái.
khi niềm khao khát sống mới vừa cựa mình thì sự thật phủ phàng đổ ập xuống. A Sử xuất hiện như một con ác thú. Nhìn thấy Mị, nó nhận ra Mị muốn đi chơi. Không để cho điều đó xảy ra, nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà.
Đêm ấy, A Sử nhẫn tâm trói đứng Mị,trói chặt khát vọng sống vừa mới manh nha trong đầu óc Mị, rộn ràng náo nức trong trái tim đầy ắp nhựa sống của cô. Hãy xem cách thức trói người của A Sử để thấy được sự tàn ác mà hắn đã từng học hỏi ở lớp người trước và được “nâng cấp” thêm nơi con người có “mặt sắt”, trái tim lạnh lùng và dòng máu đen len lỏi trong mọi “góc tối” của con người y. A Sử lấy cái thắt lưng trói hai tay Mị. Trói thân Mị bằng cả thúng sợi đay. Tóc Mị xõa xuống, y quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị “không cúi, không nghiêng được nữa”.
Thiết tưởng, đối với một người phụ nữ vóc liễu mềm yếu như Mị, không quyền lực, không khả năng tự vệ thì A Sử cần gì phải thận trọng, cặn kẽ, kĩ càng đến thế? Hình như, hắn mơ hồ cảm thấy rằng, trong hàng loạt động thái để được đi chơi kia, có cái gì thật mạnh mẽ, thật ghê gớm đang bùng lên, muốn nổi loạn chống lại cái luật lệ “bất thành văn” có tính bền vững từ xưa đến nay của gia đình hắn.
Kiểu trói người lạnh lùng ấy là biểu hiện hung tợn của một kiểu hành xử đầy tính dã man thời trung cổ, đi ngược lại quyền sống, chống lại tự do, hạnh phúc của con người. Hậu quả của nó thật ghê rợn và thảm hại: “đời trước, ở nhà thống lí Pá Tra có một người vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi”. Nhớ lại câu chuyện hãi hùng ấy, Mị hốt hoảng, xem lại mình còn sống hay đã chết.
Là nô lệ, tôi đòi cho gia đình thống lí Pá Tra, Mị giống bao người phụ nữ đáng thương khác: bị bắt làm vợ một cách nhẫn tâm, chấp nhận phận làm dâu khi nhà thống lí làm thủ tục, lễ nghi trình ma; phải cam phận làm vợ người, tận tụy phục dịch gia đình và lao động cất lực trên nương rẫy. Và rồi, cũng bị người ta trói đứng đến tàn nhẫn. “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”.
Nhưng Mị khác với bao nhiêu người vợ khác sống trong vòng cương tỏa của gia đình ấy: bị cúng trình ma nhưng rồi không cam phận, lao động khổ sai nhưng chưa tiều tụy đến nỗi “còng rạp” người xuống. Bị trói đứng tàn nhẫn nhưng không đến nỗi phải chấp nhận cái chết một cách oan uổng. Đâu là sức đề kháng mãnh liệt của Mị trước thế lực cường quyền độc ác của thực tại? Đâu là năng lượng tiềm tàng trong nội tâm để Mị làm nên khát vọng sống, sức bật mãnh liệt, khi gặp thời cơ thuận lợi là có thể thay đổi số phận, hoán đổi cuộc đời.
Như vậy, ở Mị, với lòng yêu đời, khát khao tự do, mến yêu cuộc sống, đam mê giao cảm với đời vẫn luôn hiện diện từ đáy sâu tâm hồn. Để giờ đây, nó được đánh thức từ vẻ đẹp nhiệm màu của mùa xuân, chất tình tứ đắm say của tiếng sáo và men say rượu nồng ngày tết lan tỏa. Chính bản lĩnh sống với đời, với người, với thiên nhiên tạo vật đã làm nên sự tái sinh nhiệm màu nơi Mị trong đêm tình mùa xuân thơ mộng và quyến rũ này.
Sự phục sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân trở thành bệ phóng, để làm nên sức bật mạnh mẽ thay đổi cuộc đời, hoán đổi số phận trong một đêm đông buốt lạnh trên núi cao.
- Kết bài:
Qua sức sống trỗi dậy ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, Tô Hoài đã khẳng định một điều rằng được sống với chính bản thân mình là khát vọng chân chính. Dù hiện thực khắc nghiệt có chà đạp, bóp nghẹt cùng cực như thế nào, con người vẫn tìm cách vươn lên tìm kiếm nguồn sống đích thực.