cam-nhan-nhan-vat-hoa-si-be-men-trong-chiec-la-cuoi-cung-cua-o-henri

Cảm nhận nhân vật họa sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của O.Henri

Cảm nhận nhân vật họa sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của O.Henri

  • Mở bài:

Chiếc lá cuối cùng là một trong những kiệt tác văn học của thế giới. Không những phản ánh một cách chân thực và cảm động cuộc sống con người, tác phẩm cũng rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhận vật. Bên cạnh 2 nhân vật Giôn-xi và Xiu, nhân vật Bơ-men cũng được khắc họa đậm nét, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

  • Thân bài:

Cụ Bơ-men sống trong một căn hộ tồi tàn. Cụ là một họa sĩ trẻ nghèo và giàu khát vọng nhưng cuộc đời lại hết sức bất hạnh. Cụ không vợ, không con, cả cuộc đời đeo đuổi giấc mơ thành công trong nghệ thuật nhưng 40 năm qua ước nguyện vẫn chưa thành.

Tuy nghèo khó nhưng cụ sống trong sạch, biết yêu thương và giúp đỡ người khác, nhất là đối với hai nữ họa sĩ trẻ cùng dãy trọ. Lúc nào người ta cũng thấy cụ điềm đạm, lặng lẽ. Cuộc sống cô đơn khiến tâm hồn cụ cũng héo mòn.

Đối với cụ, nghệ thuật là một niềm đam mê bất tận. Cụ hi sinh cả cuộc đời cho nghệ thuật, gắng công tạo nên một kiệt tác để đời. Dù chừng ấy năm, cụ chưa có mọt tác phẩm nào đáng giá, cuộc sống ngày càng khó khăn, thế nhưng cụ không hề oán trách. Cụ nhận thức rất rõ, nghệ thuật là sự dâng hiến đích thực, làm nghệ thuật là vì cái đẹp, vì con người chứ không phải lợi ích.

Cụ Bơ-men sống giàu tình thương, luôn quan tâm đến mọi người. Cụ là người có đức hi sinh cao cả. Khi biết họa sĩ trẻ Giôn-xi mắc bệnh hiểm nghèo và đang trong tình trạng tuyệt vọng, Cụ đã bí mật làm một việc ý nghĩa: vẽ chiếc lá ngay trong đêm mưa bão. Chính chiếc lá ấy cũng gieo niềm tin, nghị lực vào lòng cô gái trẻ, kéo cô gái từ vực thẳm và vươn lên tiếp tục sống. Bởi thế, “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người.

Cái chết của cụ Bơ-men là biểu tượng của đức hi sinh vì nghệ thuật, vì cuộc sống con người, là bài ca ca ngợi tình yêu nghệ thuật, tình yêu cuộc sống. Cụ chết đi nhưng sự sống lại được tái sinh trong Giôn-xi. Sự sống và tình yêu nghệ thuật thiết tha của cụ lại trở thành ngọn lửa bùng cháy trong Giôn-xi, một họa sĩ trẻ tuổi và giàu khát khao.

  • Kết bài:

Nhân vật họa sĩ Bơ-men là điển hình của người nghệ sĩ suốt đời phụng sự cho nghệ thuật. Cụ lấy nghệ thuật làm lẽ sống. Lẽ sống ấy không gì khác là làm đẹp cuộc đời. Đức hi sinh và cái chết của cụ là điểm sáng nhất trong tác phẩm, soi bước cho hai nghệ sĩ trẻ tiếp tục dũng cảm dấn thân cống hiến cho nghệ thuật, cống hiến cho cuộc đời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang