Cảm nhận “Sài Gòn tôi yêu” của Minh Hương
- Mở bài:
Văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết vào tháng 12-1990, nhân dịp kỉ niệm 300 năm ngày thành lập của Sài Gòn. Về sau, tác phẩm được in vào trong tập Nhớ Sài Gòn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Bài viết ca ngợi vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của Sài Gòn. Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng dộng, hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn đã thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả vói Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.
- Thân bài:
Mở đầu bài viết, tác giả Minh hương nêu lên những ấn tượng chung về Sài Gòn. Thành phố 300 năm vẫn trẻ. Để làm nổi bật sự trẻ trung của Sài Gòn tác giả đã sử dụng rất nhiều phép so sánh mới lạ và hấp dẫn.
So sánh giữa một phạm trù vô hạn và một phạm trù hữu hạn: “Sài Gòn đương trẻ. Tôi thì đương già”. So sánh với sự hình thành và phát triển của đất nước: “Ba trăm năm so với ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán”. Và có lẽ, đây là so sánh bất ngờ và thú vị nhất, so sánh sức trẻ của đô thị Sài Gòn với sức sống dạt dào của một cây tơ: “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt”. Qua đó ta thấy tình cảm tác giả dành cho Sài Gòn thật nồng nhiệt.
Hình ảnh Sài Gòn còn hiện lên với thời tiết nhiệt đới thất thường và nhịp sống sôi động. Thời tiết, khí hậu ở Sài Gòn là thời tiết khí hậu nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều: “nắng sớm ngọt ngào; nhiều mưa bất chợt: những cây mưa; nhiều gió buổi chiều: chiều lộng gió nhớ thương; khí hậu hay trái chứng: trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thuỷ tình”.
Nhịp sống Sài Gòn nhanh, khẩn trương, sôi động. Phố phường lúc nào cũng náo động, dập dìu xe cộ từ sáng sớm cho đến giữa khuya. Tinh sương tĩnh lặng, không khí mát dịu, trong lành, không quá nóng cũng không quá lạnh, lúc nào cũng ấm ấm đễ chịu.
Nhà văn đã diễn dạt bằng những câu văn rất giàu chất thơ, hình ảnh gọi nền thật đẹp dẽ, thấm đẫm cảm xúc. Điệp ngữ “tôi yêu” cứ láy đi láy lại nồng nàn, tha thiết. Tác giả còn đưa câu ca dao vào cuối đoạn vừa tạo ra một cách diễn đạt mới duyên dáng vừa nhấn mạnh tình yêu chân thành nồng nhiệt của tác giả với Sài Gòn.
Có lẽ ấn tượng nhất đối với tác giả minh Hương là con người Sài Gòn. Ở đây, toàn là người Sài Gòn mặc dù không ít người gốc Bắc, Trung, Nam… Ai từ xa tới đây làm ăn, sinh sống mãi rồi tự nhận Sài Gòn là quê đất của mình. Bởi Sài Gòn là nơi hội tụ bốn phương, không phân biệt nguồn gốc. Người dân Sài Gòn cởi mở, dễ dàng mến khách, hoà hợp với mọi người. Dù họ là ai, từ đâu tới, Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón, không bao giờ chối từ.
Đặc biệt, người Sài Gòn đã tạo nên một phong cách sống không thể nhòa lẫn được. Họ ăn nói tự nhiên, tính tình phóng khoáng và khá dễ dãi. Trong lời nói, họ ít khi rào đoán, dàn dựng, tính toán. như người miền Bắc, miền trung mà nói tự nhiên cứ như chảy ra từ trong lòng mình. Họ chân thành, bộc trực, phóng khoáng. Dẫu có thiếu thốn, họ vẫn vui vẻ chia sẻ cho nhau. Đó là phong cách sống cởi mở, trung thực, ngay thẳng, tốt bụng.
Phong cách các cô gái Sài Gòn có những nét đẹp riêng, hết sức đọc đáo. Nét đẹp trang phục quyến rũ ánh nhìn với chiếc nón vải vành rộng, áo bà ba trổng, quần đen rộng, giày bô trắng, xăng đan hay cái guốc vuông gõ nhịp trên phố. Những cô gái Sài Gòn còn đẹp quyến rũ bởi cái dáng khỏe khoắn, cặp mắt sáng rực, nụ cười thiệt tình, tươi tắn nữa.
Người Sài gòn cũng có cách chào không gióng các miền khác. Chào người lớn thì cúi đầu, chắp tay. Gặp trang lứa thì hơi cúi đầu và cười. Họ còn bắt tay thân thiện. Người Sài Gòn không câu nệ lễ nghi nặng nề. Cái cốt yêu là tạo được mối quan hệ bền chặt bằng những hình thức giao tiếp cởi mở, chân tình và thật lòng nhất.
Nét đẹp của cư dân Sài Gòn còn là tinh thần bất khuất không chút do dự, không nề gian khổ, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Sài Gòn rộng mở và hào phóng, cư dân Sài Gòn đông đúc. Tác giả còn khẳng định thêm tình yêu Sài Gòn dai dẳng, bền chặt.
Qua cách sử dụng ngôn ngữ, bố cục và giọng văn, ta nhận thấy nhà văn đúng là một người Sài Gòn thứ thiệt: chân thành, bộc trực, cởi mở và trọng đạo nghĩa. Nghệ thuật biểu cảm rất tinh tế thông qua việc sử dụng nhuần nhuyễn, tinh tế các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ; qua việc miêu tả, binh luận và những tư liệu lịch sử, văn hóa rất sống động, thuyết phục. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn địa phương Sài Gòn. Là người Sài Gòn cho nên cách cảm, cách nghĩ của tác giả mang nét đặc trưng quê hương. Bời vậy văn bản dễ hấp dẫn và thuyết phục người đọc hơn.
- Kết bài:
Sài Gòn tôi yêu là một bài ca trong trẻo ngợi ca vẻ đẹp phóng khoáng, trù phú và bao dung của Sài Gòn. Sài Gòn đẹp đâu chỉ với sự trù phú của miền đất hội tụ của bốn phương mà còn đẹp bởi tình người chứa chan, nồng hậu, thiệt tình, gắn kết bền chặt. Bởi thế mà, từ bao đời nay, con người vẫn một lòng thủy chúng, quyết không bao giờ từ bỏ được.